Free Float là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ Free Float

Một trong những chỉ số tài chính quan trọng được nhiều nhà đầu tư chú ý chính là tỷ lệ Free Float. Đây là tỷ lệ giúp nhà đầu tư theo dõi chính xác vốn hoá của doanh nghiệp. Vậy thực tế tỷ lệ Free Float là gì? Đặc điểm, cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ này thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi về Free Float tiết trong phần nội dung sau đây.

Tỷ lệ Free Float là gì và các khái niệm liên quan

Free Float là gì? 

Tỷ lệ Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Tỷ lệ này mô tả khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường.

Cổ phiếu Free Float chính là lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch trên thị trường

Cổ phiếu free float là gì?

Như đã nói ở trên, Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, vậy cổ phiếu Free Float chính là lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch trên thị trường. Cổ phiếu Free Float còn được dùng cho việc xác định vốn hóa thị trường, thể hiện chính xác giá trị của công ty.

Bạn cần phân biệt giữa cổ phiếu Free Float – cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường (bao gồm cả cổ phiếu Free Float, cổ phiếu bị hạn chế, …).

Dựa vào tỷ lệ Free Float mà nhà đầu tư có được cái nhìn sâu sắc về sự biến động cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhiều công ty có lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do lớn hơn thường ít có sự biến động hơn.

Tỷ lệ Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

Thực tế đa số nhà đầu tư, tổ chức ưa chuộng đầu tư vào các cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn để họ có thể mua/bán số lượng đáng kể cổ phiếu mà không gây ảnh hưởng nhiều đến mức giá chứng khoán.

Phương pháp Free Float là gì?

Phương pháp Free Float chính là phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường của những công ty cơ sở trong chỉ số thị trường chứng khoán. Theo đó, giá trị vốn hóa thị trường được tính bằng tích của giá vốn chủ sở hữu và số lượng cổ phiếu có sẵn trên thị trường.

Thay vì sử dụng tất cả cổ phiếu như phương pháp tính vốn hóa thông thường, phương pháp Free Float sẽ loại trừ cổ phiếu bị khóa, bị hạn chế (ví dụ như cổ phiếu chính phủ, được nắm giữ bởi người nội bộ công ty, người quảng bá,…). Theo nhiều chuyên gia, phương pháp này giúp tính giá trị vốn hóa thị trường chính xác hơn, giá trị vốn hóa bị thu nhỏ lại và phản ánh xu hướng thị trường tốt.

Công thức tính tỷ lệ Free Float

Để tính cổ phiếu Free Float, các nhà đầu tư có thể áp dụng công thức: :

Cổ phiếu Free Float = Số cổ phiếu đang lưu hành – Số cổ phiếu bị hạn chế

Công thức để tính tỷ lệ Free Float: 

Tỷ lệ Free Float = Số cổ phiếu tự do chuyển nhượng/Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành

Công thức tính tỷ lệ Free Float

Ví dụ: Công ty A có 20 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Trong đó có 3 triệu cổ phiếu thuộc về cổ đông chiến lược nên nằm trong danh sách bị hạn chế giao dịch. Từ đó số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng được xác định là 17 triệu cổ phiếu.

⇒ Tỷ lệ Free Float = 17/20 = 0.85 = 85%

Dựa vào phương pháp Free Float, nhà đầu tư cũng có thể xác định vốn hóa thị trường bằng công thức:

Giá cổ phiếu*(Số lượng cổ phiếu đã phát hành – số lượng cổ phiếu đã đăng ký)

Phương pháp Free Float được sử dụng phổ biến cả trong nước lẫn quốc tế, ví dụ như chỉ số S&P 500, chỉ số thế giới của MSCI – Morgan Stanley Capital International, chỉ số 100 của FTSE – nhóm giao dịch chứng khoán Financial Times,…

Ý nghĩa của tỷ lệ Free Float là gì?

  • Có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán, đánh giá cổ phiếu của một công ty. Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng giúp phản ánh đúng giá trị vốn hóa của thị trường, cho biết những mã cổ phiếu được giao dịch thực tế.
  • Giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu cụ thể. Bởi đây là những cổ phiếu thực tế nhà giao dịch có thể mua – bán trên thị trường. Số lượng của cổ phiếu quá ít là một tín hiệu tiêu cực.
Có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán
  • Khi cổ phiếu có Free Float thấp thường đi kèm rủi ro đầu tư cao vì dễ bị thao túng hơn. Những đội nhóm “lái” chỉ cần tác động một chút cũng khiến giá cổ phiếu thay đổi. Nếu tỷ lệ Free Float thấp, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới rủi ro về thanh khoản.
  • Là thước đo để nhà đầu tư chọn cổ phiếu: Mã nào có tỷ lệ tự do chuyển nhượng nhỏ thì hiếm khi được đầu tư vào.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành tự do của doanh nghiệp có tỷ lệ nghịch với sự biến động. Nếu Free Float lớn hơn nghĩa là độ biến động của cổ phiếu thấp hơn vì có nhiều giao dịch mua, bán diễn ra. Ngược lại nếu Free Float nhỏ thì độ biến động cao hơn.

Đa số các nhà giao dịch trên thị trường yêu thích công ty có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn. Vì thông thường, các công ty như vậy sẽ an toàn và ít rủi ro thanh khoản so với mã có Free Float thấp. Đồng thời, quá trình mua bán một số lượng lớn cổ phiếu cũng không ảnh hưởng nhiều đến mức giá đang giao dịch.

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0932320699