Để một doanh nghiệp phát triển, các nhà quản trị doanh nghiệp phải có năng lực quản lý cũng như kiểm soát các hệ số nợ tài chính. Vì vậy, khi xem xét giá trị của cổ phiếu, đa số các nhà đầu tư đều quan tâm tới chỉ số DAR. Vậy cụ thể, DAR là gì trong chứng khoán? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào đối với nhà đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
DAR trong chứng khoán là gì?
Khái niệm
DAR có rất nhiều tên gọi, nó có thể là Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A hoặc Tỷ số nợ trên tài sản/Tỷ lệ nợ trên tài sản. DAR trong chứng khoán giúp đo lường năng lực quản lý và sử dụng nợ của một doanh nghiệp.
Công thức tính
Chỉ số DAR trong chứng khoán được tính bằng %. Cụ thể, công thức tính sẽ lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng 1 khoảng thời gian nhất định. Trong đó, tổng nợ sẽ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các số liệu tính toán đều có thê dễ dàng lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty.
Công thức tính:
Hệ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) * 100
Ý nghĩa của chỉ số DAR
DAR trong chứng khoán phản ánh rằng doanh nghiệp có bao nhiêu % lượng tài sản là từ đi vay. Như vậy, dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp này. Chỉ số DAR sẽ có 2 trường hợp xảy ra, đó là:
- DAR quá nhỏ, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đang đi vay ít. Như vậy doanh nghiệp có thể có khả năng về tự chủ tài chính rất cao nhưng cũng phản ánh rằng công ty chưa biết khai thác tốt đòn bẩy tài chính, chưa biết huy động vốn bằng việc đi vay. Tuy nhiên, khi DAR nhỏ sẽ khiến các chủ nợ yên tâm hơn vì họ có khả năng trả nợ cao.
- DAR quá cao, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp không có đủ thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này sẽ khiến mức độ rủi ro cao hơn nhưng đa phần các cổ đông sẽ thích DAR cao bởi có thể gia tăng lợi nhuận trong đầu tư.
Để biết chỉ số DAR cao hay thấp, nhà đầu tư có thể so sánh với tỷ số nợ bình quân của toàn ngành. Nếu tỷ số DAR càng thấp, các chủ nợ sẽ được bảo vệ an toàn khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản.
Do vậy, chỉ số DAR rất quan trọng với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với những người tham gia mua trái phiếu. Ngoài ra, DAR cũng giúp các tổ chức phát hành trái phiếu đánh giá xem có đủ khả năng trả lãi vay khi trái phiếu đáo hạn không. Cũng chính vì lý do này, các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trái phiếu cần phải theo dõi gắt gao chỉ số DAR trong cả quá khứ cũng như thời điệm hiện tại để đưa ra những quyết định hợp lý.
Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?
Chỉ số DAR trên thực tế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:
- Quy mô doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp.
- Lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
- Mục đích vay.
Vì vậy, để kiểm soát chỉ số DAR không phải dễ dàng. Tuy vậy, các nhà quản lý nên kiểm soát DAR ở mức độ 60/40, tức 60% là số vốn vay và 40% số vốn có sẵn của doanh nghiệp.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư