Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Kháng cự và hỗ trợ là những thuật ngữ quen thuộc mà chắc hẳn nhà đầu tư Forex nào cũng biết. Và đây cũng chính là một trong những kiến thức mà bạn không thể bỏ qua khi tham gia giao dịch Forex.

Vậy ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là gì? Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm hỗ trợ và kháng cự, hướng dẫn vẽ đường hỗ trợ và kháng cự đơn giản nhất, chính xác nhất.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các ngưỡng hoặc các vùng nằm ngang kết nối các đỉnh cao nhất hoặc các đáy thấp nhất của giá với nhau.

Hai ngưỡng này sẽ được hình thành khi giá của thị trường đảo ngược, đổi hướng nhằm tạo ra các đáy và các đỉnh tiếp theo.

Ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ lặp lại nhiều lần từ trong quá khứ tới tương lai.

Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ có thể hiểu chính là vùng giao tranh lợi ích giữa 2 phe. Phe nào mạnh hơn thì phe đó chiếm ưu thế hơn, từ đây ta cũng có thể thấy được mức độ tâm lý của trader khi tham gia vào thị trường

Hỗ trợ và kháng cự là các ngưỡng hoặc các vùng nằm ngang kết nối các đỉnh cao nhất hoặc các đáy thấp nhất của giá với nhau
  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà ở đây các trader kỳ vọng giá tăng cao hơn. Tại đây lực mua chiếm ưu thế hơn so với lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư đều chọn Buy khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
  • Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá giảm thấp hơn. ÁP lục bán sẽ chiếm ưu thế hơn só với áp lục mua tại đây. Khi giá đi vào ngưỡng kháng cự thì hầu hết nhà đầu tư sẽ chọn Sell.

Như bạn thấy trong hình ví dụ trên:

  • Khi giá tăng lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng sẽ được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tăng trở lại, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại sẽ được gọi là vùng hỗ trợ.

Đặc điểm

Có thể hiểu một cách đơn giản, ngưỡng hỗ trợ sẽ là các đáy còn kháng cự sẽ là các đỉnh.

Giá cả trên thị trường biến động theo chuỗi các đỉnh và đáy, hướng đi của những đỉnh và đáy này sẽ giúp trader xác định được xu thế của thị trường.

Trong một xu thế tăng, các ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự sẽ được tạo dựng theo chiều hướng đi lên. Ngược lại trong xu thế giảm, ngưỡng hỗ trợ kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ, hỗ trợ chuyển thành kháng cự

Lưu ý: trong trường hợp mức hỗ trợ và mức kháng cự bị phá vỡ thì hỗ trợ sẽ chuyển thành kháng cự còn kháng cự sẽ chuyển thành hỗ trợ.

Mục đích khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự

  • Đây là các mốc giúp đánh dấu tâm lý trader khi giao dịch
  • Giúp thoát hàng nhanh chóng
  • Thiết lập các điểm vào lệnh dễ dàng
  • Thiết lập điểm dừng lỗ hạn chế rủi ro tối đa

Cách xác định vùng hỗ trợ, vùng kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá

Ngưỡng hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể. Do đó, có rất nhiều trader vì xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự nên đã có những quyết định sai lầm trong giao dịch.

Để có thể xác định 2 vùng này một cách đơn giản, bạn hãy lấy vùng giá cảu bóng nến làm vùng hỗ trợ, kháng cự. Trong trường hợp vùng đáy có nhiều nến, bạn có thể lấy khoảng giá giữa giá cao (thấp) nhất, giá đóng (mở) cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/ mở cửa.
  • Tại đáy, ngưỡng hỗ trợ là khoảng giá giữa các giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Vẽ hỗ trợ kháng cự bằng biểu đồ đường

Nếu như bạn thấy khó khăn khi xác định hỗ trợ kháng cự bằng biểu đồ nến thì bạn có thể chuyển nó thành biểu đồ đường. Đây cũng là một trong những mẹo giúp bạn xác định dễ dàng hơn.

Biểu đồ đường là biểu đồ nối tất cả các điểm đóng của lại với nhau. Và vì nó chỉ có một đường thôi nên do đó bạn sẽ dễ nhìn hơn khi giai đoạn thị trường bị quét nhiều lần.

Sử dụng biểu đồ đường để xác định dễ hơn

Có phải bạn đang tự hỏi rằng: “nếu tôi sử dụng biểu đồ nến để phân tích nhưng lại dùng biểu đồ đường để xác định hỗ trợ kháng cự thì sẽ rất lằng nhằng bất tiện”.

Đúng vậy! Nó thật sự bất tiện.

Nhưng nếu bạn là trader mới và bạn chưa quen để xác định trên biểu đồ nến. Thì biểu đồ đường là một lựa chọn phù hợp giúp bạn xác định dễ dàng hơn.

Khi bạn đã quen rồi thì việc xác định hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ nến cũng rất dễ dàng. Thậm chí đối với những trader chuyên nghiệp, họ còn không cần thiết vẽ chúng trên biểu đồ vì có thể chỉ cần “nhìn là thấy”.

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Khi mới bắt đầu tập xác định hỗ trợ kháng cự bạn sẽ cảm thấy mơ hồ, không biết đâu là vùng tiềm năng để giao dịch. Sau đây sẽ là một số cách giúp bạn xác định vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng dễ dàng hơn:

  • Tìm kiếm vùng hỗ trợ kháng cự gần nhất so với giá tại thời điểm bạn đang giao dịch
  • Mức giá được thử đi thử lại càng nhiều, vùng đó càng tiềm năng
  • Thời gian hình thành ngưỡng hỗ trợ kháng cự càng dài thì càng tiềm năng

Các cách giao dịch hiệu quả

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi đặt lệnh giao dịch đó là xác định vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng.

Tiếp theo nữa, bạn cũng cần xác định đúng xu hướng và đi theo dòng chảy của thị trường.

Ví dụ: Nếu xu thế cấp 1 là xu thế tăng, bạn có thể chờ giá phản ứng tại các vùng hỗ trợ mạnh và tiến hành mua vào. Trong trường hợp giá trong xu thế giảm, bạn có thể chờ khi giá lên tới vùng kháng cự và thực hiện lệnh Sell.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách giao dịch như sau:

1. Đặt lệnh ngay tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Đặt lệnh Buy/Buy giới hạn ngay tại ngưỡng hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell giới hạn ngay tại ngưỡng kháng cự.

Đây là một cách cơ bản nhất và được nhiều trader áp dụng. Tuy nhiên, không phải vùng kháng cự hay hỗ trợ nào cũng là nới tiềm năng để bạn giao dịch. Do đó, nếu tại vùng kháng cự, hỗ trợ nào bạn cũng vào lệnh giao dịch thì rất dễ bị thất bại.

Đặt lệnh tại vùng kháng cự, hỗ trợ

Tiếp nữa, việc đặt lệnh này còn có một nhược điểm thường gặp nữa là quét Stop Loss. Tuy hỗ trợ kháng cự hoạt động tốt, nhưng việc bóng nến quét mạnh qua hỗ trợ kháng cự rồi mới đảo chiều sẽ biến lệnh đáng lẽ thắng thành thua.

Chính vì thế, để tăng xác xuất win cao hơn khi giao dịch, bạn nên sử dụng kết hợp thêm các chỉ báo hay các mô hình nến đảo chiều khác.

Sử dụng kết hợp một số công cụ khác như các mô hình nến đảo chiều, đường Trendline, các chỉ báo MACD, RSI,… cùng với kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp khẳng định rõ ràng hơn về hành động giá. Nếu vùng kháng cự hỗ trợ này xuất hiện các cây nến đảo chiều thì đây thực sự sẽ là điều kiện lý tưởng để bạn vào lệnh giao dịch. Nó sẽ giúp bạn cắt lỗ gần hơn thay vì phải chờ tới các mức kháng cự hỗ trợ tiếp theo.

2. Chờ giá quay lại re-test các vùng hỗ trợ kháng cự

Như bạn đã biết thì khi kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ và ngược lại. Do đó, bạn nên chờ vùng hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ rõ ràng và tìm kiếm cơ hội sau khi giá quay lại vùng đó (re-test).

Và đặc biệt khi giá càng thử hỗ trợ kháng cự nhiều thì các mốc hỗ trợ kháng cự này càng có giá trị. Chính vì thế, việc giá re-test lại các ngưỡng này cũng là một yếu tố để hình thành nên vùng kháng cự hỗ trợ tiềm năng.

Sau khi giá quay lại vùng kháng cự hoặc vùng hỗ trợ, cách giao dịch cũng như trên.

Tổng kết một số lưu ý về hỗ trợ kháng cự bạn cần nhớ

  • Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng hoặc giá đảo chiều. Hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
  • Hỗ trợ kháng cự không phải là một mức giá cụ thể, nó là một vùng giá.
  • Khi hỗ trợ bị phá vỡ sẽ thành kháng cự, kháng cự bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ.
  • Khi vẽ kháng cự hỗ trợ cần lưu ý đúng về thời gian.
  • Vùng có giá thường xuyên phản ứng tại đó thì hỗ trợ kháng cự càng mạnh.
  • Đừng cố vẽ quá nhiều vùng hỗ trợ kháng cự, bạn nên tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất.
  • Cách giao dịch hiệu quả cần kết hợp thêm các công cụ hỗ trợ khác. Chờ tín hiệu nến đảo chiều tại cùng hỗ trợ kháng cự.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vùng hỗ trợ và kháng cự mà bạn cần lưu ý. Mong rằng với những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn tự hơn khi vào lệnh giao dịch.

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699