FED là gì? Tại sao FED quan trọng trong nền kinh tế thế giới?

FED là gì? Những chính sách mà FED đưa ra có ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế Hoa Kỳ vói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng? Tại sao trader lại cần quan tâm đến những thông tin liên quan đến FED? Hãy cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu thêm về kiến thức tài chính sau đây nhé.

FED là gì?

Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ. Có thể nói đây chính là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in đồng đô la Mỹ.

Được thành lập từ ngày 23/12/1913, theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” và được ký bởi tổng thống Mỹ Woodrow Wilson. Tổ chức này hoạt động với mục đích duy trì một chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt và an toàn cho nước Mỹ.

Kho dự trữ của FED là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York (thuộc FED) là nơi dự trữ 25% lượng vàng trên toàn thế giới, hầu hết là vàng từ nước ngoài gửi vào.

Các chính sách tiền tệ được FED đưa ra không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia khác.

Cơ chế hoạt động của FED

Cơ cấu tổ chức của FED

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có cơ cấu tổ chức bao gồm:

  • Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên và có nhiệm kỳ 14 năm. Tất cả do tổng thống Mỹ chỉ định và phải được thông qua từ Thượng viện. Đây là bộ phận cấp cao của FED, là những người đưa ra các quyết định chiến lược về chính sách tiền tệ.
  • Ủy ban Thị trường mở (FOMC): gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
  • 12 ngân hàng của FED được đặt tại các thành phố lớn như: Boston, New York, Cleveland, Richmond, Chicago, Philadelphia, Atlanta, St. Louis, Kansas City, Dallas, Francisco và Minneapolis.
  • Các ngân hàng thành viên.
Cơ cấu tổ chức của FED

Lịch sử hình thành FED

Vào năm 1910, trước những lo ngại về khủng hoảng tài chính và kinh tế khiến bộ phận lãnh đạo cấp cao của Mỹ tin rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia. Trước vấn đề này, cả 2 đảng là Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ vốn tồn tại nhiều bất đồng trong nhiều lĩnh vực lại đều thống nhất cho rằng hệ thống tiền tệ hiện tại còn kém linh hoạt và không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia. Chính sự đồng nhất quan điểm này đã thúc đẩy sự ra đời của FED.

Sau nhiều ý kiến tranh cãi nảy lửa giữa các đảng phái, ngày 23 tháng 12 năm 1913, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” dựa trên các ý tưởng của Aldrich Plan. Người đầu tiên được chỉ định đứng ra điều hành hệ thống là Paul Warburg cùng nhiều chuyên gia khác.

Đến năm 1915, FED chính thức đi vào hoạt động và trở thành tổ chức đóng vai trò chủ chốt tài trợ cho chiến tranh Mỹ và phe liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lịch sử hình thành FED

Vai trò của Cục Dự trữ liên bang (FED) đối với nền kinh tế thế giới

Vai trò chính sách tiền tệ của FED đã được nêu rõ trong Dạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977, gồm:

  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ. Ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất.
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế Mỹ và hạn chế những rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Giám sát hệ thống các ngân hàng đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức và chính phủ Mỹ.

Tại sao FED lại có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu?

Như đã biết, USD là đồng tiền chủ chốt mà FED lại là nơi duy nhất được in và đưa ra các quyết định tăng giảm về lãi suất tiền tệ.

Chính những điều này đã tác động mạnh mẽ lên sức mạnh của đồng USD và những đối tác thương mại của Mỹ cũng sẽ có ảnh hưởng.

Chẳng hạn như nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát. Vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế. Nhập khẩu sẽ tăng, suất khẩu giảm và đầu tư vào Mỹ cũng giảm.

Hơn nữa, rất nhiều mặt hàng quan trọng trên thị trường như dầu, vàng đều được định giá bằng USD. Mà FED lại là cơ quan duy nhất được can thiệp vào giá trị đồng USD. Điều này cũng đồng nghĩa với việc FED kiểm soát đồng USD cũng đang gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu. Vì thế, tất cả những quyết định của FED đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Và tất nhiên, những nhà đầu tư Forex sẽ không bao giờ dám bỏ qua những diễn biến liên quan đến hoạt động của FED nếu không muốn cháy tài khoản.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cực thú vị về FED dành cho những người đang quan tâm và tìm hiểu về kiến thức tài chính tài chính. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được FED là gì và những tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699