Trong thị trường tài chính hiện nay, xây dựng danh mục đầu tư sinh lời được duy trì tốt là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ nhà đầu tư nào. Trong vai trò là một nhà đầu tư cá nhân, bạn cần phải biết cách phân bổ tài sản một cách tốt nhất để phù hợp với mục tiêu đầu tư và chiến lược của mình.
Nói cách khác, danh mục đầu tư của bạn cần đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai và phải giúp bạn cảm thấy an toàn. Nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược bằng cách đi theo cách tiếp cận có hệ thống và cách tiếp cận đó gồm những bước cơ bản sau đây:
Xác định cách phân bổ tài sản thích hợp cho bạn
Nhiệm vụ đầu tiên để thiết lập danh mục đầu tư, bạn cần phải xác định tình hình tài chính cá nhân và mục tiêu đầu tư của mình. Yếu tố quan trọng cần xem xét là thời hạn, như là bạn cần bao nhiêu thời gian để phát triển việc đầu tư, cũng như số vốn đầu tư bạn cần trong hiện tại và tương lai. Ví dụ một cử nhân mới bắt đầu sự nghiệp so với một người đàn ông lớn tuổi đã có gia đình, với ý định nghỉ hưu sớm thì họ sẽ có kế hoạch đầu tư hoàn toàn khác nhau.
Yếu tố thứ hai cần tính đến là tính cách và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Bạn có phải là người sẵn sàng mạo hiểm đầu tư một số tiền để thu được số tiền lớn hơn? Mọi người đều muốn thu được lợi nhuận cao từ việc đầu tư, nhưng nếu bạn bị mất ngủ chỉ vì khi biết được các khoản đầu tư của bạn đang giảm sút ngắn hạn, thì bạn nên xem xét lại liệu khoản lợi nhuận lớn mà bạn sẽ thu được có đủ để bù đắp cho những căng thẳng bạn phải chịu đựng.
Sau khi xác định rõ tình hình hiện tại , nhu cầu vốn cho tương lai, mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân, bạn cần phải phân bổ khoản đầu tư cho từng loại tài sản. Bạn cần phải chấp nhận rủi ro lớn thì mới có cơ hội kiếm lời cao – bạn không muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà quản trị nó, tối ưu nó theo cách riêng của bạn. Ví dụ, những người trẻ có thu nhập chính không phụ thuộc vào các khoản đầu tư sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro lớn nhưng lợi nhuận cao. Mặt khác, người sắp nghỉ hưu đều tập trung vào việc bảo vệ tài sản và kiếm lợi nhuận từ các tài sản này và giảm thiểu được mức thuế phải đóng.
Nhà đầu tư an toàn và Nhà đầu tư mạo hiểm
Nói chung, mức độ chấp nhận rủi ro của bạn càng lớn thì danh mục đầu tư của bạn càng chứa nhiều cổ phiếu, ít trái phiếu và các loại chứng khoán thu nhập cố định. Ngược lại, nếu bạn chỉ chấp nhận một phần rủi ro vừa phải, thì bạn sẽ cần một danh mục đầu tư thật thận trọng. Đây là 2 ví dụ điển hình cho từng kiểu người chấp nhận rủi ro đầu tư.
Mục tiêu chính của danh mục đầu tư an toàn là để bảo toàn giá trị tài sản. Biểu đồ trên chỉ ra rằng thu nhập của những nhà đầu tư an toàn sẽ được lấy chủ yếu từ lãi suất trái phiếu, và từ cổ phiếu chất lượng cao có tiềm năng tăng trưởng vốn dài hạn
Đây là một danh mục đầu tư rủi ro vừa phải, đáp ứng cho nhà đầu tư mạo hiểm tầm trung. Chúng thu hút những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được sự cân bằng giữa vốn tăng trưởng và mức thu nhập.
Bước thiết kế danh mục đầu tư
Một khi bạn đã xác định việc phân bổ tài sản, bạn chỉ cần phân chia vốn của bạn giữa các loại tài sản thích hợp. Ở mức độ cơ bản, cổ phiếu là cổ phiếu và trái phiếu là trái phiếu.
Nhưng bạn có thể tiếp tục phân loại các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm nhỏ dựa vào những rủi ro và lợi nhuận tiềm năng khác nhau. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể chia cổ phiếu theo ngành và giá trị vốn hóa thị trường, và giữa cổ phiếu trong và ngoài nước. Phần trái phiếu có thể được phân bổ theo kỳ hạn, nợ Chính phủ hay doanh nghiệp vv.
Có nhiều cách để lựa chọn tài sản và công cụ chứng khoán để phục vụ cho chiến lược phân bổ tài sản của bạn ( bạn cần phải lưu ý đến phân tích chất lượng và tiềm năng của từng khoản đầu tư, không phải cổ phiếu và trái phiếu nào cũng giống nhau):
- Chọn cổ phiếu – cách lựa chọn những cổ phiếu có mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận có trong danh mục. Trong đó ngành, giá trị vốn thị trường và thể loại cổ phiếu đều là những nhân tố quan trọng cần phải cân nhắc. Để phân tích được doanh nghiệp, chúng ta nên dùng bảng sàng lọc chứng khoán để rút ngắn danh sách hơn là tiến hành những bài phân tích sâu vào từng tiềm năng để xác định các cơ hội và rủi ro trong tương lai. Đây là một phương pháp chuyên sâu trong việc lựa chọn chứng khoán phù hợp với doanh mục đầu tư, và đòi hỏi bạn phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi giá, tin tức và thông tin các tổ chức doanh nghiệp, ngành hoạt động để ra những điều chỉnh kịp thời.
- Chọn trái phiếu – Khi chọn trái phiếu, có một số yếu tố cần xem xét bao gồm lợi tức, kỳ hạn, các loại và xếp hạng trái phiếu, cũng như thị trường lãi suất.
- Quỹ tương hỗ – quỹ tương hỗ tập trung vào nhiều loại tài sản, cho phép bạn nắm giữ những cổ phiếu và trái phiếu được nghiên cứu và chọn lọc bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Tất nhiên, nhà quản lý quỹ sẽ thu phí cho dịch vụ của họ, làm giảm lợi nhuận của bạn. Các quỹ chỉ số có thể là một lựa chọn đầu tư khác, họ có mức phí thấp hơn bởi vì họ chỉ quản lý một cách thụ động dựa trên những chỉ số có sẵn.
- Quỹ đầu tư ETFs– Nếu bạn không muốn đầu tư vào quỹ tương hỗ, ETFs có thể là một lựa chọn khả thi. Về cơ bản bạn có thể nghĩ ETFs như các quỹ tương hỗ giao dịch chứng khoán khác ở chỗ chúng đều đại diện cho một giỏ cổ phiếu lớn – thường được nhóm theo ngành, vốn hóa, quốc gia vv. – ngoại trừ việc họ không chủ động quản lý mà thay vào đó họ theo dõi các chỉ số hoặc giá trị của các giỏ cổ phiếu khác. Bởi vì chúng được quản lý một cách thụ động, quỹ ETF sẽ tiết kiệm chi phí hơn các quỹ tương hỗ. ETFs cũng bao gồm một loạt các loại tài sản và có thể là một công cụ hữu ích tối ưu hóa danh mục đầu tư của bạn.
Tái đánh giá tỷ trọng danh mục đầu tư
Một khi bạn có một danh mục đầu tư hoàn chỉnh, bạn cần phải phân tích và tái cân bằng định kỳ vì biến động thị trường có thể thay đổi chất lượng doanh mục của bạn. Để đánh giá chính xác sự phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư, hãy phân hạng các khoản đầu tư bằng cách định lượng và xác định phần trăm giá trị trên tổng thể.
Hãy điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp từ việc xem xét các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian như tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu trong tương lai và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Nếu mức chấp nhận rủi ro của bạn giảm, bạn có thể giảm lượng cổ phiếu nắm giữ. Hoặc có lẽ bạn đã sẵn sàng chịu mạo hiểm hơn và tiến hành đầu tư một phần vào cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ.
Về cơ bản, để tái cân bằng, bạn cần phải xác định lại phần nào trong danh mục đang vượt quá qui định và dưới mức qui định. Ví dụ, bạn đang nắm giữ 30% tài sản hiện tại của bạn vào cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, trong khi phân bổ tài sản của bạn cho thấy bạn chỉ nên có 15% tài sản của bạn trong đó. Cụ thể hơn, tái cân bằng chính là bao gồm việc xác định cần phải giảm ở vị trí này bao nhiêu và phân bổ chúng như thế nào.
Tái cân bằng chiến lược
Một khi bạn đã xác định được loại và lượng chứng khoán bạn cần phải giảm, bán chúng đi và quyết định mua loại chứng khoán mà bạn cho rằng dưới mức qui định bằng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán thừa. Để lựa chọn đúng chứng khoán, hãy sử dụng các phương pháp thảo luận trong Bước 2.
Khi bán tài sản để tái cân bằng danh mục đầu tư, hãy dành một chút thời gian để cân nhắc tác động thuế đến danh mục đầu tư của bạn. Có thể cổ phiếu tăng trưởng mà bạn đầu tư đang được đánh giá cao trong những năm vừa qua, nhưng nếu bạn định bán tất cả vốn cổ phần để tái cân bằng danh mục đầu tư, bạn có lẽ sẽ phải chịu một lượng lớn thuế trên thặng dư vốn. Trong trường hợp này, có lẽ sẽ tốt hơn nếu dừng đóng góp vào những tài sản sinh thuế nhiều, thay vào đó hãy tiếp tục tập trung vào những loại tài sản khác. Điều này sẽ làm giảm trọng lượng cổ phiếu tăng trưởng trong danh mục đầu tư của bạn theo thời gian mà không bị đánh thuế do tăng thặng dư vốn.
Đồng thời, luôn luôn xem xét đến triển vọng chứng khoán của bạn. Nếu bạn nghi ngờ rằng những cổ phiếu tăng trưởng mà bạn dư thừa đang đứng trên bờ vực mất giá, thì đừng lưu tâm về thuế nữa mà hãy bán chúng đi. Ý kiến của chuyên gia phân tích và nghiên cứu báo cáo có thể là công cụ hữu ích giúp đánh giá triển vọng các khoản đầu tư của bạn. Và cũng có biện pháp khác để giảm được gánh thuế đó chính là việc bán hàng gây tổn thất thuế.
Hãy ghi nhớ tầm quan trọng của sự đa dạng hóa.
Xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng nhất là bạn phải đặt tính đa dạng hóa lên hàng đầu. Nó không đơn giản là bạn nắm giữ mỗi loại tài sản một ít, bạn cũng phải đa dạng hóa chúng theo từng nhóm hạng, đảm bảo rằng đầu tư được phân tán đồng đều vào dãy các hạng và lĩnh vực công nghiệp.
Như chúng tôi đã đề cập, các nhà đầu tư có thể tối đa đa dạng hóa bằng cách sử dụng các quỹ tương hỗ và quỹ ETF. Những phương tiện đầu tư này cho phép các nhà đầu tư cá nhân đạt được tính kinh tế của quy mô, ngưỡng mà thường chỉ có các nhà quản lý quỹ lớn đạt được, trong khi một nhà đầu tư hạng trung không thể sản xuất với một số tiền nhỏ.
Tóm lại
Nhìn chung, một danh mục đầu tư được đa dạng hóa là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển dài hạn các khoản đầu tư của bạn. Nó bảo vệ tài sản của bạn khỏi rủi ro về sự mất giá lớn và sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo thời gian. Luôn giám sát tính đa dạng của danh mục đầu tư, và điều chỉnh chúng khi cần thiết, bạn sẽ làm tăng cơ hội thành công tài chính trong một thời gian dài.
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn kênh đầu tư nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ với chúng tôi – Phố Đầu Tư là cộng đồng số 1 Việt Nam về đào tạo, hỗ trợ đồng hành cùng các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh thành công, gia tăng tài sản bền vững.
Phố đầu tư cung cấp giải pháp tổ chức các khóa học, chương trình đào tạo online và offline chuyên nghiệp hàng tuần từ các chuyên gia hàng đầu với mục đích hỗ trợ nâng cao kiến thức, phân tích kỹ thuật thực chiến giúp các nhà đầu tư có thể làm chủ phương pháp giao dịch độc quyền của phố đầu tư mang lại lợi nhuận trong thị trường nghìn Tỷ. Chúng tôi có đầy đủ các giải pháp cho các nhà đầu tư bận rộn và các nhà đầu tư có thời gian.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư