Tại sao cổ phiếu bị huỷ niêm yết?

Việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết thường gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Tìm hiểu rõ về vấn đề này có thể giúp họ bảo vệ vốn an toàn.

Cổ phiếu của các công ty đại chúng được niêm yết để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khi họ không đáp ứng các tiêu chí của sàn giao dịch hoặc chủ động xin hủy, sàn giao dịch sẽ hủy bỏ cổ phiếu đó. Cổ phiếu có thể không còn được giao dịch trên sàn giao dịch đó nữa trừ khi công ty này thực hiện lại quy trình phê duyệt.

Tìm hiểu thêm về cổ phiếu bị huỷ niêm yết để hiểu rõ hơn về chúng và bảo vệ tốt hơn cho khoản đầu tư của bạn

Định nghĩa về cổ phiếu bị huỷ niêm yết

Cổ phiếu có thể bị loại bỏ ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán. Khi đó, cổ phiếu đó được gọi là “hủy niêm yết”. Sự việc này xảy ra khi một cổ phiếu không đáp ứng các yêu cầu của sàn giao dịch hoặc do công ty phát hành chủ đích hủy giao dịch trên sàn chứng khoán đó.

Cổ phiếu có thể bị loại bỏ ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán

Điều kiện niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch

Các sàn giao dịch chứng khoán có các quy tắc và quy định mà các công ty phải đáp ứng để được niêm yết. Đây được gọi là các điều kiện niêm yết. Mỗi quốc gia sẽ có những điều luật quy định riêng về điều kiện niêm yết cổ phiếu. Và mỗi sàn giao dịch cũng định ra cho mình những quy tắc riêng biệt.

Chẳng hạn, nếu một công ty muốn niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, các điều kiện cần phải đáp ứng bao gồm:

Vốn điều lệ: Kể từ thời điểm đăng ký chào bán, phần vốn góp đạt từ 120 tỷ đồng trở lên tính trên báo cáo kiểm toán

Thời gian và tình hình hoạt động: Công ty đã có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. 2 năm liền trước khi niêm yết, kết quả kinh doanh phải có lãi, trong đó lợi nhuận tại thời điểm gần nhất phải đạt ít nhất 5% số vốn.

Điều kiện niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch

Ngoài ra, công ty không được có nợ quá hạn trên 1 năm, không lỗ lũy kế tại thời điểm đăng ký, không thuộc trường hợp bị vi phạm pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính. Người đại diện theo pháp luật không bị xử lý các vi phạm liên quan đến các hoạt động chứng khoán.

Cơ cấu cổ đông: có tối thiểu 20% cổ phiếu biểu quyết được nắm giữ bởi ít nhất 300 cổ đông không thuộc nhóm cổ đông lớn.

Ngoài ra, còn bao gồm các điều kiện về công khai khoản nợ, chuyển nhượng nội bộ, có hồ sơ hợp lệ theo quy định của sàn HOSE.

Trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết

Có hai trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết: bắt buộc do sàn giao dịch hoặc tự nguyện từ phía đơn vị phát hành

1. Cổ phiếu bị hủy niêm yết do yêu cầu của sàn giao dịch

Việc hủy niêm yết xảy ra khi một cổ phiếu và công ty phát hành không đáp ứng đầy đủ các quy định, quy tắc về niêm yết mà các sàn giao dịch chứng khoán đề ra. Họ làm điều này để bảo vệ các nhà đầu tư bởi thực tế, không phải công ty nào cũng minh bạch.

  • Các trường hợp cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết được quy định tại nghị định 58/2012/NĐ-CP. Một số trường hợp cụ thể như sau:
  • Công ty phát hành không đáp ứng được các điều kiện niêm yết;
  • Công ty phát hành ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính với thời gian từ 1 năm trở lên;
  • Tổ chức bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể;
  • Các cổ phiếu đã được niêm yết nhưng không phát sinh giao dịch trong vòng 12 tháng;
  • Kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc tổng số lỗ lũy kế đã vượt qua số vốn điều lệ thực góp được thể hiện trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất;
  • Ủy ban chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán phát hiện vấn đề giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc chứa đựng các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư
Cổ phiếu bị hủy niêm yết do yêu cầu của sàn giao dịch

Ngoài ra, còn có các trường hợp về chậm nộp báo cáo tài chính; báo cáo tài chính không được kiểm toán chấp nhận; tổ chức chấm dứt sự tồn tại do quá trình sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản.

Việc hủy bỏ niêm yết do không đáp ứng các yêu cầu của sàn giao dịch thường là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tài chính hoặc các rắc rối trong quản lý. Khi thông tin này được đưa ra, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh, khả năng thanh khoản cũng xuống thấp.

2. Cổ phiếu bị hủy niêm yết tự nguyện

Cũng theo quy định trong nghị định trên, các công ty phát hành cũng có thể đề nghị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu. Đây không hẳn là một tín hiệu xấu. Có thể công ty đó muốn chuyển sang hoạt động theo cách riêng tư. Hoặc có thể cổ phiếu đang lưu hành đã được mua hết. Đó là những dấu hiệu tốt đẹp.

Ngoài ra, công ty có thể bị hủy niêm yết do sáp nhập hoặc tái cơ cấu tài chính. Trong những trường hợp này, cổ phiếu của nó có thể chuyển sang một sàn giao dịch khác hoặc giao dịch dưới một mã cổ phiếu mới.

Cổ phiếu bị hủy niêm yết tự nguyện

Để thực hiện điều này, đại hội đồng cổ đông công ty cần có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không thuộc nhóm cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết. Đồng thời, công ty không được hủy bỏ trong vòng 2 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch.

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề đầu tư tài chính hoặc mọi thông tin thắc mắc về đầu tư chứng khoán, khóa học đầu tư xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây. Ngoài ra, nếu vẫn còn cảm thấy con đường tự do tài chính mông lung thì có thể cân nhắc thuê chuyên gia cố vấn tài chính để được hỗ trợ và tư vấn lập kế hoạch tài chính cụ thể và rõ ràng cho bạn.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699