Trái ngược với thời kỳ hưng thịnh sẽ là lúc nền kinh tế bị suy thoái. Kinh tế suy thoái sẽ ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Do đó, Chính phủ của mỗi quốc gia luôn cố gắng để đưa kinh tế phát triển, giảm thiểu mọi khả năng gây ra khủng hoảng, suy thoái. Trong bài viết này, hãy cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu về suy thoái kinh tế là gì, những đặc điểm, dấu hiệu và sức ảnh hưởng của nó đối với toàn thế giới.
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế – Economic/Recession downturn theo định nghĩa của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) được hiểu là sự tụt giảm hoạt động kinh tế cả nước và kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp.
Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm trong GDP – tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp. Đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế có giá trị âm trong vòng hai quý trở lên.
Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?
Khi nền kinh tế khi ở chu kỳ suy thoái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống những lý thuyết của chu kỳ kinh tế, suy thoái kinh tế là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi quốc gia phải quan tâm.
Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh. Trong đó người ta quan tâm và quan điểm rằng suy thoái và hưng thịnh là hai pha chính, phục hồi là pha thứ yếu.
Nguyên nhân suy thoái kinh tế là gì?
Các nhà lý thuyết và người làm chính sách thường xảy ra mâu thuẫn và có những tranh luận về nguyên nhân đích thực gây sự suy thoái kinh tế. Đa số mọi người thống nhất rằng nguyên nhân là bởi sự kết hợp những yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc ngoại sinh.
- Theo quan điểm các nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes thống nhất rằng các yếu tố ngoại sinh như thời tiết, chiến tranh, giá dầu,… sự gây ra suy thoái kinh tế nhất thời hoặc sự tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
- Theo trường phái kinh tế học Áo: Nguyên nhân là do lạm phát bởi cung tiền tệ. Sự suy thoái được coi là cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.
- Các học giả theo thuyết tiền tệ lại cho rằng những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu, chính sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ mới gây ra sự suy thoái.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
Khi nền kinh tế bị suy yếu, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt của:
- Vận tải biển: Phần lớn hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng phương thức này, khi nền kinh tế suy thoái thì mọi thứ bị đình trệ, từ dầu thô, nông sản, nguyên vật liệu, xe cộ,… tất cả đều ứ đọng, không lưu thông. Điều này làm cho hoạt động giao thương bị ùn tắt, doanh nghiệp không có hàng bán, hàng hóa sản xuất, không có hợp đồng ký mới, đền bù hợp đồng, thua lỗ,…
- Lượng tiêu thụ dầu mỏ quyết định rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Khi sự suy thoái diễn ra, nhu cầu về dầu mỏ bị suy giảm báo hiệu cho sự tăng trưởng chậm lại của toàn bộ nền kinh tế.
- Thị trường tài chính chứng khoán bị suy giảm vì chính các chỉ số trên sàn giao dịch là con số biết nói, chúng phản ánh trực quan nhất tình hình kinh tế của mỗi quốc gia.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao dù các gói kích cầu của chính phủ được đưa ra: Tác động của sự suy thoái làm tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia gia tăng, dù là nước kém phát triển hay đang phát triển cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Thất nghiệp gia tăng, nhiều người không có việc làm có thể dẫn tới các vấn đề về chính trị, xã hội.
- Hoạt động thương mại toàn cầu sụt giảm: Khi cung và cầu giảm, tiêu dùng tư nhân, đầu tư của công ty, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng, nguyên vật liệu từ thị trường bên ngoài bị suy giảm.
- Đồng tiền suy yếu: Giá trị đồng nội tệ của quốc gia giảm mạnh không chỉ ảnh hưởng tới bản thân đất nước đó, mà còn tác động đến nền kinh tế khác, nhất là các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
- Giá nguyên vật liệu thô, hàng hóa giảm: Cụ thể nhất là giá dầu – yếu tố được dùng để đánh giá nhu cầu hàng hóa trên thế giới. Giá hàng hoá giảm sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của các doanh nghiệp, khiến họ có thể sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí là phá sản.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư