Dư mua dư bán là thông tin thường xuất hiện trên bảng giá chứng khoán nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy Dư mua dư bán là gì? Nên làm gì khi dư mua nhiều hơn dự bán? Hãy cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.
Dư mua dư bán là gì?
Nhà đầu tư cần tìm hiểu về dư mua và dư bán, để đọc hiểu bảng giá chứng khoán, thực hiện các giao dịch tài chính hiệu quả, tránh bỏ lỡ các cơ hội hấp dẫn để gia tăng lợi nhuận.
Dư mua là gì?
Dư mua là trường hợp cổ phiếu được đặt mua nhưng chưa có người bán tương ứng. Trên bảng giá chứng khoán, dư mua được hiểu như sau:
- Cột giá 1 và khối lượng 1 mang ý nghĩa: Giá ở cột 1 là giá đặt mua cao nhất, tương ứng với khối lượng ở thời điểm hiện tại.
- Cột giá 2 và khối lượng 2 có nghĩa: Giá đặt mua cao thứ 2, ưu tiên xếp sau giá cột 1, với khối lượng mua tương ứng ở cột 2.
- Cột giá 3 và khối lượng 3 có nghĩa: Giá đặt mua cao thứ 3, xếp sau giá cột 2 và cột 1, với khối lượng mua tương ứng ở cột 3.
Ngoài 3 mức giá trên, sẽ có mức giá mua khác thấp hơn nhưng chưa tìm được người bán phù hợp, lượng cổ phiếu này sẽ được hiển thị ở cột dư mua.
Dư bán là gì?
Tương tự như dư mua, dư bán là thể hiện lượng cổ phiếu đang được người bán chào bán nhưng chưa có người mua phù hợp. Mức giá chào bán ở cột dư bán sẽ cao hơn giá ở 3 cột giá trên bảng giá chứng khoán.
Ví dụ về dư mua dư bán
Để hiểu rõ hơn về dư mua dư bán là gì, hãy cùng xem qua ví dụ trên bảng giá sau:
Cụ thể, chúng ta hãy cùng nhìn vào mã cổ phiếu CDR:
- Lúc này, bên mua chỉ muốn mua cổ phiếu CDR với 2 mức giá là 6.800 đồng/cổ phiếu và 6.900 đồng/cổ phiếu. Trong khi bên bán muốn bán với mức giá thấp nhất là 7.900 đồng/cổ phiếu.
- Lúc này, giá mua thấp hơn nhiều so với giá bán, nên không có lệnh nào được khớp. Số lệnh không được khớp sẽ được hiển thị ở cột dư mua và dư bán lần lượt là 1.300 và 15.400, tương ứng với tổng khối lượng chưa được khớp ở các cột khối lượng.
Dư mua dư bán thể hiện điều gì?
Thông số dư mua dư bán được hiển thị trên bảng giá của 2 sàn HNX và Upcom. Do 2 sàn này đang sử dụng công nghệ mới, giúp người chơi cập nhật thông tin thị trường đầy đủ và toàn diện nhất.
Sau khi thị trường đóng cửa, số cổ phiếu hiển thị ở cột dư mua và dư bán sẽ phản ánh lượng cổ phiếu chưa được giao dịch trong ngày hôm đó. Vậy cụ thể giá trị dư mua thể hiện điều gì? Dư bán nhiều hơn dư mua thể hiện điều gì?
- Dư mua thể hiện: Nếu dư mua nhiều thể hiện lượng cầu nhiều nhưng cung thấp, giá trị cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp.
- Dư bán thể hiện: lượng cung nhiều nhưng cầu thấp, giá trị cổ phiếu đang bị định giá cao hơn nhu cầu của nhà đầu tư.
- Dư mua nhiều hơn dư bán: Dấu hiệu cho thấy nguồn cung thấp hơn nhu cầu hiện tại. Dư mua nhiều hơn có thể giá cổ phiếu đó sẽ tăng trưởng trong tương lai.
- Dư bán nhiều hơn dư mua: Cho thấy nguồn cung cao hơn so với nhu cầu hiện tại của thị trường. Dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đa dư thừa và có thể giảm xuống trong thời gian tới.
Một mã cổ phiếu có dư mua và dư bán lớn, thể hiện sự mất cân đối trong cung và cầu trên thị trường. Nhà đầu đầu tư cần cẩn trọng với mã cổ phiếu này bởi giá sẽ biến động khó đoán và có thể bị đầu cơ.
Nên làm gì khi dư mua nhiều hơn dư bán và ngược lại?
Giá trị dư mua và dư bán sẽ là thông tin hữu ích, giúp nhà đầu tư nhận định mã cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt với nhà đầu tư lướt sóng, dư mua và dư bán sẽ giúp bạn tránh được các mã rủi ro cũng như đánh giá cơ hội từ thị trường. Vậy nên làm gì khi dư mua nhiều hơn dư bán và ngược lại?
Như đã nói ở trên, dư mua nhiều hơn dư bán cho thấy nhu cầu thị trường về mã cổ phiếu này đang lớn. Nhà đầu tư nên mua vào để chờ đợi giá tăng để thu lợi nhuận.
Ngược lại, nếu dư bán nhiều hơn dư mua, cho thấy nguồn cung cổ phiếu quá nhiều và đang bị bán tháo ra. Trường hợp, bạn đang nắm giữ mã chứng khoán đó, cần xem xét thêm thông tin để quyết định bán ra hay không hoặc nếu bạn đang muốn mua mã cổ phiếu này cần xem xét lại về tính khả thi, giá trị thực có đang chính xác.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các yếu tố giúp nhà đầu tư có thêm thông tin. Để đưa ra quyết định mua/bán mã cổ phiếu nào, nhà đầu tư còn cần cân nhắc vào kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các chỉ số chứng khoán khác.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về dư mua dư bán là gì và nên làm gì khi dư bán nhiều hơn dư mua. Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn khi nghiên cứu bảng giá chứng khoán và đưa ra được quyết định đầu tư an toàn nhất.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư