Cần bao nhiêu vốn mới đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức khá an toàn. Do đó, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro, nhà đầu tư có thể cân đối nguồn vốn cho loại hình này. 

Khi các nhà đầu tư mua một trái phiếu, về cơ bản là họ đang cho tổ chức phát hành vay tiền. Trái phiếu là một cam kết sẽ hoàn trả mệnh giá của nó. Bao gồm số tiền đã cho vay với một mức lãi suất được chỉ định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại trái phiếu khác nhau. Bao gồm trái phiếu chính phủ – đô thị, trái phiếu nước ngoài và trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp ngày càng phát triển tại Việt Nam kể từ đầu năm 2020 đến nay và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. 

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu được phát hành bởi các công ty. Đây là một cách để các công ty tiếp cận tiền mặt, bên cạnh hình thức vay vốn ngân hàng.

Để hiểu về trái phiếu, chúng ta sẽ so sánh chúng với cổ phiếu. Khi bạn mua một cổ phiếu, bạn sẽ là người góp vốn cho công ty. Với tư cách của một cổ đông, bạn sẽ nhận được khoản cổ tức do công ty chi trả.

Còn nếu mua trái phiếu công ty, bạn sẽ chỉ nhận được tiền lãi và tiền gốc của trái phiếu. Khoản tiền sẽ không thay đổi bất kể công ty đạt được lợi nhuận như thế nào.

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu được phát hành bởi các công ty

Với doanh nghiệp, trái phiếu có ưu điểm là không làm giảm quyền sở hữu của cổ đông. Các công ty cũng có thể sử dụng tiền từ việc bán trái phiếu với mục đích đa dạng. Chẳng hạn như mua tài sản hoặc cơ sở vật chất mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tài trợ cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), hoặc thậm chí tài trợ cho hoạt động mua lại cổ phiếu.

Lợi ích của nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, trái phiếu doanh nghiệp cũng giống như một món nợ. Công ty cam kết sẽ thanh toán theo mệnh giá trái phiếu vào một ngày nhất định theo thỏa thuận. Cộng với đó là lãi suất được trả đều đặn hàng kỳ cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

Bởi vậy, khi tham gia đầu tư theo hình thức này, trái chủ sẽ có một nguồn thu nhập ổn định hàng kỳ. So với gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất họ nhận được sẽ cao hơn. Ngoài ra, ưu điểm của loại trái phiếu này là có tính thanh khoản tốt. Nhà đầu tư có thể bán trái phiếu nhanh chóng và dễ dàng để lấy tiền mặt.

Rủi ro của nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao hơn so với trái phiếu chính phủ

Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao hơn so với trái phiếu chính phủ. Đơn giản là bởi chúng có rủi ro lớn hơn. Các doanh nghiệp có thể bị phá sản dẫn đến mất khả năng trả nợ. Mặc dù sau đó họ phải bán toàn bộ tài sản, hàng tồn kho… để ưu tiên trả cho chủ nợ và trái chủ. Thế nhưng, nguy cơ mất vốn vẫn tồn tại.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?

1. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000đ hoặc bội số của 100.000đ. Đây sẽ là căn cứ để đơn vị phát hành trả lãi và thanh toán tiền gốc cho trái chủ.

Tuy nhiên, khi phát hành ra thị trường, giá bán trái phiếu lại xảy ra 3 trường hợp:

  • Ngang giá: giá phát hành bằng mệnh giá, xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa
  • Giá chiết khấu: giá phát hành dưới mệnh giá, xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa
  • Giá gia tăng: giá phát hành trên mệnh giá, xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ lãi suất danh nghĩa

Mua trái phiếu cũng dễ dàng như đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu niêm yết hoặc trái phiếu OTC. Trái phiếu niêm yết được giao dịch rộng rãi trên các sàn giao dịch chứng khoán. Trái phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, mọi giao dịch không bị ràng buộc bởi cơ quan pháp lý nào.

Mua trái phiếu cũng dễ dàng như đầu tư vào thị trường cổ phiếu

2. Cần bao nhiêu vốn để đầu tư?

Mỗi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ có mệnh giá và số lượng trái phiếu khác nhau. Điều này phụ thuộc vào số lượng vốn mà đơn vị cần huy động. Bởi thế, cần bao nhiêu tiền để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ là một con số tương đối.

Số vốn ban đầu có thể chỉ từ vài triệu đồng đến hàng chục, hàng trăm triệu, phụ thuộc vào trái phiếu bạn sẽ đầu tư. Số vốn càng nhiều, tiền lãi bạn nhận được sẽ càng cao, do các chính sách cộng lãi suất.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được xem là hình thức đầu tư khá an toàn. Đi kèm với đó là lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 10-15%/năm. Do đó, đây là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư có số vốn nhỏ, nhưng không muốn gửi tiền vào ngân hàng.

Mỗi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ có mệnh giá và số lượng trái phiếu khác nhau

Tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, nhà đầu tư có thể cân đối số vốn cho phù hợp cho hình thức này. Thực tế cho thấy, trái phiếu thường được sử dụng để đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Nó có lợi tức ổn định, do vậy có thể cân bằng rủi ro trong trường hợp các hình thức đầu tư khác gặp bất lợi.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả với sự cố vấn của các chuyên gia

Mặc dù được đánh giá là an toàn, nhưng vì là một hình thức đầu tư nên trái phiếu doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro. Nó đến từ việc các doanh nghiệp phát hành không còn khả năng trả nợ. Vì thế, việc đánh giá khả năng tín dụng của doanh nghiệp được xem là yếu tố quan trọng trước khi quyết định nên đầu tư vào trái phiếu nào.

Đối với những nhà đầu tư không có kinh nghiệm, các con số tài chính có thể khiến họ cảm thấy khó khăn. Lúc này, họ rất cần sự cố vấn của các chuyên gia tài chính để hiểu rõ và đưa ra lựa chọn. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699