D/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cấu trúc tài chính và nguồn tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể D/E là gì? Làm thế nào để sử dụng chỉ số này để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về D/E qua bài viết dưới đây.
Chỉ số D/E là gì?
D/E – Debt to Equity Ratio là phần trăm giữa vốn doanh nghiệp huy động từ hoạt động cho vay với khoản vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, được sử dụng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty. Đồng thời là thước đo quan trọng để bản thân doanh nghiệp tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính của mình, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp ứng phó kịp thời.
Công thức tính D/E
Chỉ số D/E được tính theo công thức:
D/E = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
- Nợ phải trả là tất cả khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn. Doanh nghiệp, tổ chức phải có trách nhiệm thanh toán theo quy định.
- Vốn chủ sở hữu là tổng nguồn vốn huy động từ các cổ đông của công ty hoặc của các thành viên trong công ty liên doanh cùng góp vốn vào.
Trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp sẽ trình bày chi tiết về hai khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mặc dù chúng đều nằm trong mục nguồn vốn nhưng lại có những đặc điểm khác nhau, nhà đầu tư nên phân tích mối quan hệ để đánh giá lại cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Xác định tỷ lệ D/E của Công ty X dựa theo số liệu báo cáo tài chính Quý IV/2021:
- Tổng nợ phải trả: 15.800 tỷ đồng
- Tổng vốn chủ sở hữu: 32.000 tỷ đồng
⇒ D/E = 15.800/32.000 = 0.49.
Như vậy, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty X là 0.49.
Ý nghĩa của chỉ số D/E
Chỉ số D/E thường được sử dụng như một thước đo để đo mức độ công ty đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nợ thay vì nguồn lực tự có, phản ánh mức độ phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp đó.
Tỷ lệ này thay đổi theo ngành, khi phân tích người ta sẽ so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tự đo lường sự thay đổi về mức độ phụ thuộc vào khoản nợ của công ty trong thời gian cụ thể.
Dưới đây là một số ý nghĩa cụ thể của chỉ số D/E với doanh nghiệp và nhà đầu tư:
Đối với doanh nghiệp:
- Khi hệ số D/E nhỏ hơn 1: Ý nghĩa tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt. Ví dụ nếu doanh nghiệp cần thanh toán nợ gấp thì vẫn có đủ năng lực tài chính để ứng phó với khoản nợ này.
- Khi hệ số D/E lớn hơn 1: Lúc này nghĩa là doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, tổ chức cần có kế hoạch thay đổi để đưa hệ số D/E về dưới 1, nhìn nhận rủi ro đang gặp phải và tìm cách xử lý thích hợp.
Đối với nhà đầu tư:
- D/E < 1 chứng tỏ khả năng quản lý nợ của công ty đang tốt, hệ số càng nhỏ thì năng lực tài chính càng mạnh.
- Khi D/E > 1 là nguy cơ công ty đang trên bờ vực phá sản, nợ nhiều hơn vốn nên rủi ro cực kỳ cao, cần cân nhắc khi đầu từ vào những doanh nghiệp này.
Thông thường hệ số D/E cao cho thấy mức độ rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này đặc biệt thấp cũng phần nào thấy được doanh nghiệp đang không tận dụng được việc vay nợ để mở rộng hoạt động, vì đòn bẩy tài chính là một công cụ có tác động lớn đến sự tăng trưởng của tổ chức.
Vì thế, khi lựa chọn doanh nghiệp, nhà đầu tư không nên vội vàng loại bỏ các doanh nghiệp có D/E >1. Nếu doanh nghiệp biết cách tập trung, vận dụng nguồn vốn vay để tạo ra nhiều lợi nhuận và biến lợi nhuận thành vốn thì đây vẫn là cơ hội đầu tư tốt.
Thực tế khi sử dụng D/E để phân tích, nhà đầu tư có xu hướng sửa đổi để xem xét khoản nợ dài hạn thay cho ngắn hạn vì mức độ rủi ro khoản nợ dài hạn thấp hơn.
Chỉ số D/E bao nhiêu là tốt?
Thông thường D/E dưới 1 được nhiều chuyên giá đánh giá tốt. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà giá trị hệ số sẽ thay đổi. Ví dụ thực tế: Ngành sản xuất có D/E trên dưới mức 2 là điều bình thường, nhưng các ngành về công nghệ lại chủ yếu xoay quanh mức 0.5.
Dựa vào tỷ lệ D/E nhà đầu tư đo lường mức độ nợ mà công ty đang gánh so với giá trị tài sản ròng của nợ phải trả. Nợ ở đây là khoản phải được hoàn trả hoặc tái cấp vốn, chịu áp lực lãi vay, tệ nhất là tình trạng vỡ nợ làm D/E kém đi (cao hơn), kèm mức rủi ro đầu tư cao vì doanh nghiệp chủ yếu dựa vào tài trợ bằng nợ.
Sự tăng trưởng bằng nợ có thể giúp tăng thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với chi phí trả nợ, lúc này cổ đông trở thành người hưởng lợi. Ngược lại nếu chi phí cho việc vay nợ lớn hơn nhiều, giá cổ phiếu giảm, lợi tức cũng giảm.
Bên cạnh đó, chỉ số D/E bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động sẽ chịu tác động ít nhiều bởi biến động chung từ thị trường.
Hạn chế của chỉ số D/E
Việc tính toán chỉ số D/E phụ thuộc vào nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thực tế hai khoản này lại có những đặc điểm khiến nhà đầu tư khó có thể xác định chính xác D/E:
- Phân tích khoản nợ: Cổ phiếu ưu đãi đôi khi được coi là vốn chủ sở hữu nhưng cổ tức, mệnh giá, quyền thanh lý lại làm cho nó trông giống khoản nợ hơn. Nếu bao gồm cổ phiếu ưu đãi vào khoản nợ kéo theo hệ số D/E tăng dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp. Trong khi tính cổ phiếu ưu đãi vào phần vốn chủ sở hữu thì D/E lại giảm. Sự không nhất quán trong xác định khoản nợ làm kết quả tính D/E không hoàn toàn chính xác.
- Có đôi khi không phải lúc nào D/E cao hoặc thấp là tốt. Thực tế các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường có tỷ lệ D/E rất cao so với mức trung bình. Dù hoạt động công ty tăng trưởng chậm nhưng vẫn đủ để duy trì dòng thu nhập ổn định, từ đó tổ chức có thể vay vốn với mức lãi suất thấp.
Doanh nghiệp trong các ngành có tốc độ tăng trưởng chậm có tỷ lệ đòn bẩy cao so với thu nhập đã phản ánh năng lực sử dụng vốn hiệu quả. Trong khi đó tại các ngành hàng chủ lực như tiêu dùng thường có D/E cao hơn, nhưng rõ ràng họ vẫn hoạt động tốt.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư