Các thuật ngữ chứng khoán quan trọng bạn không nên bỏ qua

Nắm chắc các thuật ngữ chứng khoán một cách rõ ràng, chính xác sẽ là lợi thế rất lớn cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, giúp nhà đầu tư hiểu rõ diễn biến thị trường, đọc hiểu và xử lý thông tin thu nhận được, đồng thời có khả năng tự đưa ra nhận định cá nhân cũng như  hạn chế sai lầm khi đưa ra quyết định đầu tư.

Thuật ngữ chứng khoán là gì?

Thuật ngữ chứng khoán là những từ ngữ đặc biệt được nhà đầu tư dùng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, liên quan tới kỹ thuật đầu tư, các chỉ số giao dịch, phương thức giao dịch về thị trường chứng khoán…

Các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán nhà đầu tư cần nắm

Thuật ngữ cơ bản về cổ phiếu

Các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán nhà đầu tư cần nắm

Cổ Phiếu: Là một giấy tờ có giá dùng để xác nhận quyền nắm giữ cổ phần

Cổ phần: Là nguồn vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Cổ đông: Là người (cá nhân / tổ chức) nắm giữ cổ phần

Cổ phiếu phổ thông ( cổ phiếu thường ): Là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phần, có quyền biểu quyết, tự do chuyển nhượng, và được trả cổ tức theo kết quả kinh doanh.

Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu giống như cổ phiếu thường nhưng cổ đông nắm giữ cổ phiếu này được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

Cổ phiếu Blue Chip ( tiềm năng ): Là loại cổ phiếu tiềm năng, có doanh thu và sự tăng trưởng ổn định.

Cổ tức: Là lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông, có thể là tiền hoặc cổ phiếu.

Cổ tức thưởng: Được chia phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty.

Cổ tức cố định: Khác với cổ tức thưởng, cổ tức cố định được chia không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty.

Tài khoản chứng khoán 

Tài khoản chứng khoán

Tài khoản chứng khoán: Là tài khoản mà các nhà đầu tư dùng để lưu và mua bán cổ phiếu trên thị trường.

Sàn giao dịch: Là nơi trao đổi, mua bán chứng khoán.

Khối lượng giao dịch: Là số lượng chứng khoán được mua bán trong một phiên giao dịch.

Thanh khoản: Là tính dễ dàng mua bán chứng khoán.

Giao dịch và lệnh giao dịch 

Giao dịch trong ngày (day trading): Là việc nhà đầu tư mua và bán trong cùng một ngày

Giao dịch ký quỹ (Margin trading): Là hình thức mà nhà đầu tư có thể vay tiền công ty chứng khoán để mua cổ phiếu.

Lệnh giới hạn LO: Là lệnh mua bán với mức giá chỉ định hay tốt hơn

Giá khớp lệnh: Là giá mua bán hiện tại của một cổ phiếu trên thị trường.

Lệnh điều kiện: Là lệnh được đặt đi kèm điều kiện và chỉ được thực hiện khi đạt điều kiện đã đặt ra

Lệnh ATC: Là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa và được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO khi so sánh khớp lệnh.

Thuật ngữ chỉ số chứng khoán

Index: Là chỉ số thị trường chứng khoán phản ánh tình hình thị trường cổ phiếu, phản ánh mức vốn hóa của thị trường tại một thời điểm bất kỳ.

VN-Index: Chỉ số thể hiện sự biến động của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.

HNX-Index: Chỉ số thể sự hiện biến động các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX.

Thuật ngữ giá chứng khoán

Thuật ngữ giá chứng khoán

Mệnh giá: Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.

Thị giá: Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua, bán trên thị trường giao dịch tập trung.

Giá niêm yết: Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.

Giá khớp lệnh: Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.

Giá mở cửa – Open Price: Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.

Giá Cao nhất – High Price: High Price là giá cao nhất trong mộ phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.

Giá thấp nhất – Low Price: Low Price là giá thấp nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.

Giá đóng cửa: Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.

Giá tham chiếu: Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.

Biên độ giao động giá: Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.

Giá sàn: Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.

Giá trần: Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.

Qua bài viết này về thuật ngữ chứng khoán này, hi vọng bạn đã hiểu được phần nào. Trước khi đầu tư vào kênh nào, đừng quên cập nhật kiến thức tài chính cho mình mỗi ngày hoặc tham khảo những chuyên gia cố vấn tài chính cho mình nhé.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699