Trích lập dự phòng là gì? Tại sao phải trích lập các khoản dự phòng?

Mỗi người đều có một khoản tiền dùng khi cấp bách hay để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Doanh nghiệp cũng vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ luôn thực hiện trích lập dự phòng hàng năm. Vậy, trích lập dự phòng là gì, gồm những khoản nào, trích lập như thế nào? Cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu chi tiết về trích lập dự phòng để có thêm kiến thức tài chính cho mình nhé. 

Trích lập dự phòng là gì?

Trích lập dự phòng là việc xây dựng một khoản dự phòng dùng để bù đắp cho phần giá trị tài sản chênh lệch hoặc dự phòng cho các khoản nợ xấu của doanh nghiệp. Khoản dự phòng này được lập tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Khoản dự phòng được chia thành từng nhóm, tương ứng với nhóm đối tượng cần bù đắp. Việc chia nhỏ như vậy giúp doanh nghiệp dễ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.

Trích lập dự phòng là việc xây dựng một khoản dự phòng dùng để bù đắp cho phần giá trị tài sản chênh lệch hoặc

Tại sao phải trích lập các khoản dự phòng?

Dựa vào khái niệm trên có thể giải thích nguyên nhân tại sao cần phải trích lập dự phòng như sau:

  • Doanh nghiệp chủ động chuẩn bị sẵn nguồn tài chính để chi trả, bù đắp cho những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
  • Đảm bảo tính cân đối và phản ánh đúng giá trị của các khoản mục như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, đầu tư tài chính… trên báo cáo tài chính.
  • Đây là biện pháp bảo toàn vốn kinh doanh. Trường hợp có tổn thất xảy ra, khoản dự phòng này được sử dụng để bù đắp tổn thất thay vì cắt giảm vốn kinh doanh sẵn có. Nhờ vậy giữ nguyên được nguồn vốn ban đầu.

Các khoản trích lập dự phòng

Các khoản trích lập dự phòng

Nhìn chung, danh mục những khoản dự phòng trong các doanh nghiệp gần như giống nhau, đều bao gồm dự phòng hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng ngân hàng, dự phòng rủi ro… Trường hợp doanh nghiệp là ngân hàng sẽ có khoản dự phòng riêng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh tài chính.

Nguyên tắc chung khi trích lập dự phòng

Khi trích lập các khoản dự phòng, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Những khoản dự phòng được tính vào chi phí sẽ được trừ đi khi xác định khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản dự phòng vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
  • Doanh nghiệp cần xem xét, quyết định việc xây dựng bộ quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, công nợ để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nhờ đó, xác định và phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
  • Với những khoản đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp không trích lập dự phòng.
Nguyên tắc chung khi trích lập dự phòng

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về trích lập dự phòng và cách khoản trích lập cụ thể. Có thể thấy, trích lập dự phòng đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc bù đắp những tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, tránh làm giảm vốn điều lệ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động kinh doanh.

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699