Gross Margin là gì? Gross Margin bao nhiêu mới tốt?

Gross margin là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu thêm về mức độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nếu biết công thức tính và hiểu ý nghĩa gross margin là gì, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp, từ đó ra quyết định lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp.

Gross Margin là gì?

Gross Margin hay Gross Profit Margin (GPM) là biên lợi nhuận gộp – một chỉ số vô cùng quan trọng khi phân tích doanh nghiệp. GPM đại diện cho khả năng sinh lời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì được đo lường dựa trên chênh lệch giá bán và giá vốn sản phẩm.

Bên cạnh biên lợi nhuận gộp, nhà đầu tư còn cần kết hợp đánh giá thêm hai chỉ số quan trọng là Operating Profit Margin và Net Profit Margin. Hiểu biên lợi nhuận gộp là gì sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi được sự tăng trưởng về lợi nhuận của công ty và so sánh với đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.

Ngoài việc tính toán gross margin tổng, doanh nghiệp có thể tính riêng cho từng sản phẩm để có chiến lược phát triển đối với những sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn.

Gross Margin hay Gross Profit Margin (GPM) là biên lợi nhuận gộp

Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp

Công thức cụ thể như sau:

Biên lợi nhuận gộp (GPM) = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100

Trong đó:

Lợi nhuận gộp (GOS) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Ví dụ cho một sản phẩm cụ thể trong Vinamilk. Để sản xuất một thùng sữa, Vinamilk sẽ chi trả các chi phí liên quan đến nguyên liệu, bao bì, nhân công sản xuất, khấu hao tài sản cố định, tổng cộng là 185.000đ. Giá bán thùng sữa cho cửa hàng là 358.000đ.

Như vậy:

  • Doanh thu thuần = 358.000
  • Giá vốn hàng bán = 185.000
  • Lợi nhuận gộp = 358.000 – 185.000 = 173.000
  • Như vậy, Gross Margin = (173.000 : 358.000) X 100% = 48.32%
Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của Gross Margin là gì?

Gross Margin là chỉ số quan trọng vì có nhiều ý nghĩa trong phân tích khả năng tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Được dùng để đánh giá doanh nghiệp đang có lợi nhuận tăng trưởng hay không, có thể dùng so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, hoặc bản thân các sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đo lường sự phát triển của đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định vị thế trong ngành, từ đó ra chiến lược phát triển bền vững.
  • Ở khía cạnh nội bộ, GPM giúp doanh nghiệp rà soát lại sản phẩm nào có tiềm năng tăng trưởng, sản phẩm nào cần cắt giảm chi phí sản xuất để đạt doanh thu cao hơn.

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Để đánh giá Gross margin bao nhiêu là tốt cần dựa vào 3 tiêu chí sau.

Tính ổn định

Các doanh nghiệp sẽ duy trì ổn định chỉ số gross margin qua các năm. Nếu sụt giảm, nguyên nhân có thể đến từ hiệu quả sản xuất kinh doanh kém đi, doanh thu bán hàng thấp xuống, hoặc sản phẩm có chiến lược định giá không phù hợp.

Xu hướng tăng trưởng

Nếu tỷ suất biên lợi nhuận gộp tăng trưởng đều qua các năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Đồng nghĩa, doanh nghiệp đã giảm chi phí đầu vào, tối ưu giá vốn hoặc cơ cấu giá bán để tăng doanh thu.

Có thể thấy, Gross Margin của Vinamilk tăng trưởng qua các năm, khiến giá cổ phiếu Vinamilk tăng cao ổn định.

Biên lợi nhuận gộp của Vinamilk qua các quý từ 2015-2021

So sánh trung bình ngành

Chỉ số biên lợi nhuận gộp đứng độc lập cũng chưa phản ánh hết tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên so sánh GPM trung bình ngành để xem doanh nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Bạn không thể so sánh GPM của Vinamilk và Hòa Phát vì đây là hai doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Bạn phải so sánh Vinamilk với Mộc Châu Milk. Còn Hòa Phát thì nên so sánh với Tôn Hoa Sen, Thép Pomina hoặc Thép Nam Kim.

Theo hình trên, HSG có biên lợi nhuận gộp cao và ổn định. Riêng HPG tăng trưởng kém hơn, ghi nhận quý 4-2019 giảm sâu. Các doanh nghiệp còn lại NKG và POM có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ thấp, không ấn tượng.

Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp ngành tôn – thép năm 2019 – 2020

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số biên lợi nhuận gộp (GPM)

Dựa vào công thức tính GPM ở trên, có thể thấy ngay các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp là doanh thu, giá vốn hàng bán, và giá bán sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số gross margin hiệu quả hơn.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Cùng giá bán sản phẩm, doanh nghiệp nào quản lý giá vốn hàng bán tốt thì lợi nhuận thu về cao. Do đó, nếu chi phí đầu vào là nguyên nhân khiến biên lợi nhuận gộp bị sụt giảm, doanh nghiệp nên tập trung xử lý ngay như thay đổi nhà cung ứng, quản lý dây chuyền sản xuất,.. để cắt giảm chi phí tối đa.

Một cách khác để giảm chi phí chính là mở rộng quy mô sản xuất. Thông qua cách làm này, doanh nghiệp cắt giảm chi phí trung bình cho nguyên liệu, máy móc, nhân công,… cho một đơn vị sản phẩm.

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng quyết định rất lớn đến gross margin của doanh nghiệp. Để có doanh thu tốt, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, các kênh tiếp thị quảng bá hoạt động hiệu quả.

Doanh thu bán hàng quyết định rất lớn đến gross margin của doanh nghiệp

Chiến lược định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm cũng là yếu tố quyết định biên lợi nhuận gộp cao hay thấp vì giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, giá bán sản phẩm phải vừa đáp ứng sức mua của khách hàng, vừa đủ để chi trả chi phí sản xuất và có lợi nhuận để duy trì hoạt động. Nếu giá sản phẩm là nguyên nhân tác động đến Gross Margin, doanh nghiệp có thể cải tiến mẫu mã, chất lượng và tăng giá bán hoặc chuyển đổi sang dòng sản phẩm có phân khúc giá cao hơn.

Lời kết

Với những thông tin chi tiết vừa đề cập, bạn đã biết rõ gross margin là gì và cách phân tích doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên biên lợi nhuận gộp. Chúc bạn thành công.

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699