Thuật ngữ Market Maker ngày càng phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử. Với vai trò vừa là người mua, vừa là người bán, các nhà tạo lập thị trường đang đóng vai trò quan trọng trên các sàn giao dịch. Vậy cụ thể Market Maker là gì? Có đặc điểm và vai trò thế nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn về Market Maker trong thị trường, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Market Maker là gì?
Market Maker (viết tắt là MM) bao gồm 2 từ chính là Market (thị trường) và Maker (Người tạo ra), vậy có thể hiểu Market maker là những nhà tạo lập thị trường.
Marker Maker còn được gọi là các Cá voi trong thị trường khi họ vừa đóng vai trò cung cấp thanh khoản hoặc tạo ra cơ hội cho nhiều người tham gia giao dịch thị trường, thực hiện mua bán số lượng lớn cổ phiếu, đồng coin, tiền tệ, các sản phẩm phái sinh khác.
Điều này giúp tạo ra tính thanh khoản trên thị trường và giúp các giao dịch được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Nếu như không có các MM thì thị trường sẽ kém thanh khoản hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho các giao dịch của những nhà đầu tư.
Các Market Maker kiếm lợi nhuận như thế nào?
Về bản chất, Market Maker là một doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, các Market Maker cũng sẽ chịu những rủi ro bởi những biến động giá. Để bù đắp cho các khoản rủi ro này thì Market Maker sẽ áp dụng một loại phí đó là chính spread. Đây chính là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhà đầu tư khi muốn giao dịch cần phải chi trả một khoản phí chênh lệch nhất định dựa vào sản phẩm mà họ chọn.
Ví dụ: Một nhà đầu tư tìm mã cổ phiếu để giao dịch tại một sàn môi giới chứng khoán.
Lúc này nhà môi giới đã niêm yết giá mua cổ phiếu đó là 100 USD/cổ phiếu và giá chào bán ở mức 100.05 USD/ cổ phiếu. Điều này có nghĩa là Market Maker trong vai trò là một nhà môi giới sẽ mua cổ phiếu với giá là 100 USD, sau đó họ bán cho người mua với giá 100,05 USD/ cổ phiếu. Thông qua các giao dịch có khối lượng lớn, những khoản chênh lệch nhỏ kết hợp với nhau sẽ tạo lợi nhuận rất lớn.
Đặc điểm và vai trò của Market Maker
Trong giới tài chính có nhiều loại thị trường khác nhau. Với nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trên thị trường, Market Maker là một phần không thể thiếu trong thị trường tài chính.
Giao dịch tần số cao
Một trong những lý do cần thiết nhất để xuất hiện nhà tạo lập thị trường là tăng tính thanh khoản. Trong đó, cách được áp dụng phổ biến nhất để thực hiện mục đích này là giao dịch tần số cao (HFT – High frequency trading).
Đây là phương pháp giao dịch sử dụng các phần mềm máy tính mạnh mẽ. Chương trình này cho phép chúng ta giao dịch với số lượng lớn lệnh trong thời gian cực ngắn. Nó áp dụng các thuật toán AI phức tạp để liên tục phân tích thị trường.
Một số máy có khả năng thực hiện các lệnh dựa vào các điều kiện lập trình trước mà không cần sự can thiệp của con người. Giao dịch tần số cao thường gắn liền với các chiến lược Scalping (giao dịch diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn) trong quá trình trading.
Market Maker hỗ trợ thị trường
Cách mà Market Maker hỗ trợ thị trường đó là tăng độ sâu thị trường với khả năng duy trì các lệnh lớn mà không làm ảnh hưởng đến giá của tài sản. Những nhà tạo lập thị trường cũng đồng thời hỗ trợ thanh khoản và đảm bảo tính ổn định cho các giao dịch.
Tăng độ sâu thị trường
Độ sâu của thị trường thể hiện được số lượng lệnh mua và lệnh bán đang chờ khớp trên thị trường. Nhà tạo lập thị trường sẽ đặt các lệnh giới hạn ở nhiều mức giá khác nhau và đợi Market Taker khớp lệnh thị trường với lệnh chờ của họ.
Market Taker là những người giao dịch chấp nhận các mức giá mà thị trường đã đưa ra. Tất cả các lệnh của các Market Maker sẽ được thêm vào sổ lệnh. Điều này sẽ làm tăng làm tăng độ sâu thị trường, đảm bảo tài sản được giao dịch nhanh chóng theo lệnh của người mua.
Hỗ trợ thanh khoản
Nhiệm vụ chính của Market Maker là duy trì giao dịch liên tục và thị trường cạnh tranh. Bởi vì không phải lúc nào thị trường cũng cạnh tranh nên các nhà tạo lập thị trường cần phải hỗ trợ tính thanh khoản. Với ưu thế vốn hóa lớn, các Market Maker có thể tăng khối lượng cung lên khi có cầu đột biến và ngược lại.
Sự đóng góp của nhà tạo lập thị trường giúp cho sàn giao dịch luôn hoạt động thông suốt. Ngoài ra, MM cũng giúp cho các các nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch mà không phải gặp vấn đề gì về thanh khoản.
Đảm bảo tính ổn định
Một vai trò bổ sung của Market Maker chính là giữ sự chênh lệch giá trị cạnh tranh giữa các sàn giao dịch với nhau. Nhà tạo lập thị trường đảm bảo cho sự ổn định và chênh lệch nằm trong mức hợp lý cho các trader thực hiện các giao dịch. Nhờ vào lợi thế về vốn hóa lớn, các MM sẽ giúp nhà đầu tư hưởng lợi khi thị trường phát triển ổn định.
Giả sử, nhà đầu tư đang nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu X. Trong khi thị trường đang giảm giá mạnh, nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu nhưng không có ai mua. Nhờ vào nghiệp vụ tạo lập thị trường, các MM sẽ giúp hạn chế sự dư bán của cổ phiếu A bằng việc đưa các lệnh mua vào thị trường. Vì thế nhà đầu tư sẽ có cơ hội bán cổ phiếu này để hạn chế được sự thua lỗ.
Đồng thời Market Maker giữ vững thị trường tránh các làn sóng bán tháo. Mức độ đảm bảo tính ổn định này còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa nhà tạo lập thị trường và các sàn giao dịch.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư