Cổ phiếu phòng thủ giảm được rủi ro trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt với giai đoạn thị trường biến động mạnh và lạm phát tăng cao. Loại cổ phiếu này có lợi nhuận tương đối ổn định nên được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi mới tham gia vào thị trường. Vậy bạn đã biết loại cổ phiếu này là gì chưa? Và đặc điểm nhận diện của cổ phiếu này như thế nào?
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là các cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà người tiêu dùng khó có khả năng cắt giảm vì sự thiết yếu của nó. Nhóm cổ phiếu này mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình thị trường chứng khoán có biến động như thế nào.
Dù tình trạng kinh tế, xã hội có diễn biến tốt hay xấu như thế nào thì nhu cầu sử dụng của người dùng vẫn khó giảm sút. Vì vậy, những cổ phiếu này vẫn sẽ duy trì tốt kết quả kinh doanh.
Trên thế giới, cổ phiếu phòng thủ thuộc về những công ty lâu đời như P&G (Procter & Gamble), Coca-Cola, Johnson & Johnson,… nhờ vào dòng tiền chảy vào doanh nghiệp mạnh, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhiều nhà đầu tư ưa chuộng những cổ phiếu này do tiềm năng lợi nhuận dài và rủi ro thấp hơn so với những loại khác. Tại Việt Nam, nhóm cổ phiếu này có thể kể đến như PLX, REE,VMD, MIPEC, TRA…
Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ
Cổ phiếu này hoạt động dựa trên Fear and Greed Index (chỉ số sợ hãi và tham lam), thể hiện càng rõ nét trong thời kỳ khó khăn. Hiểu một cách đơn giản là lòng tham và sự sợ hãi có thể thúc đẩy cả thị trường.
Giữa bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, nhóm cổ phiếu này có thể giải quyết được lòng tham bằng việc đem đến lợi nhuận cao hơn mức có thể. Điều này cũng sẽ giảm thiểu sự sợ hãi vì loại cổ phiếu này không có tính rủi ro cao. Vì vậy, nếu dấu hiệu suy thoái có xảy ra, các nhà đầu tư “bảo chứng” tài sản của mình bằng việc dịch chuyển dòng tiền sang cổ phiếu phòng thủ.
Một số đặc điểm nhận diện của các cổ phiếu này là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp vì đã có dòng tiền dồi dào và lịch sử chi trả cổ tức ổn định. Cùng với đó, chỉ số beta (thể hiện sự tương quan giữa biến động giá và chỉ số chung) của các cổ phiếu thuộc nhóm này thấp hơn so với toàn thị trường.
Với lợi thế tăng trưởng mạnh hơn những mã khác, cổ phiếu này luôn được nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian thị trường biến động khó lường. Tuy nhiên ở những giai đoạn mở rộng kinh doanh, chúng có xu hướng hoạt động thấp hơn so với mặt bằng thị trường bởi hệ số mức độ rủi ro thấp, thường nhỏ hơn 1.
Ví dụ như mã cổ phiếu TRA có hệ số Beta là -0,26. Chỉ số này <0 có nghĩa cổ phiếu biến động ngược với thị trường, thường tăng khi thị trường giảm. Nếu thị trường tăng lên 2% thì TRA sẽ giảm -0,52%, ngược lại nếu thị trường giảm 2% thì mã cổ phiếu này sẽ tăng lên 0,52%.
Ba chỉ số xác định cổ phiếu phòng thủ
Để xác định đâu là mã cổ phiếu phòng thủ, bạn có thể dựa vào 3 chỉ số sau:
- Cổ tức: Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu phòng thủ thường chi trả cổ tức cho nhà đầu tư đều đặn qua từng năm. Nếu doanh nghiệp không trả cổ tức bằng tiền mặt thì sẽ trả bằng cổ phiếu. Trường hợp, nếu trả cổ tức đồng thời bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, thì tiền mặt sẽ chiếm phần hơn.
- Chỉ số Beta: Đây là chỉ số cho biết sự ổn định, ít biến động của cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số bắt buộc phải có là Beta < 1.
- Chỉ số P/E: Đây là chỉ số phản ánh giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Do vậy, chỉ số này dùng để định giá cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số P/E thường sẽ thấp hơn so với những cổ phiếu khác.
Nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam
Trên thế giới, nhiều nhà đầu tư đã “phất” lên nhanh chóng nhờ đã chọn cổ phiếu phòng thủ để phân bổ trong danh mục của mình, nổi bật là Warren Buffett. Vậy nhóm cổ phiếu này phổ biến tại Việt Nam thường thuộc nhóm ngành nào?
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu
Các công ty phân phối sản xuất ngành hàng tiêu dùng thiết yếu thường thuộc nhóm phòng thủ. Những doanh nghiệp này có thể tạo ra dòng tiền và thu nhập ổn định cũng như có thể dự đoán trước được trong các nền kinh tế mạnh và yếu.
Nhóm này bao gồm hàng hóa như: thực phẩm, nước uống, đồ dùng cho phụ nữ, thuốc lá,… Đây là những mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ và sự biến động của một nền kinh tế. Do đó, đây chính là một trong ba cái tên được nhắc đến trong nhóm cổ phiếu phòng thủ mà nổi bật là SAB, VNM, DHG.
Cổ phiếu ngành y tế
Các cổ phiếu phòng thủ thường thuộc về các ông ty dược phẩm lớn và nhà sản xuất thiết bị y tế. Trong mọi nền kinh tế như thế nào thì sẽ luôn có những người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe. Vừa qua trong đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng, suy thoái nhưng ngành y tế vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh.
Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng các cổ phiếu ngành y tế có tính phòng thủ cao. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những loại thuốc mới và sự không chắc chắn về sự quy định giá thuốc cũng đã làm giảm tính ổn định của chúng. Một số cổ phiếu nổi trội là IMP, TRA.
Ngành sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt
Hàng hoá luôn được tiêu thụ trong mọi giai đoạn của bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào. Các cổ phiếu thuộc ngành này được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ với tính ổn định cao. Bởi vì chúng ta luôn dùng điện và khí đốt trong sinh hoạt trong mọi chu kỳ kinh tế, kinh doanh. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm thì các công ty này cũng được hưởng lợi nhiều nhất. Một số “gương mặt” nổi bật là NT2, TDM, PPC, POW…
Như vậy qua bài viết trên chúng ta thấy được điểm chính của cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong một nền kinh tế. Đây là một trong những cổ phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về loại cổ phiếu này để từ đó để bổ sung những cổ phiếu tiềm năng trong danh mục đầu tư của mình.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư