Bị mắc bẫy giá trị (value trap) là một trong những lỗi thường hay gặp ở các nhà đầu tư. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư non trẻ trên thị trường. Vậy khái niệm này trong chứng khoán là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được bẫy giá trị, góc nhìn đúng về Value Trap để có thể tránh được những sai lầm không đáng có trên thị trường tài chính.
Bẫy giá trị là gì?
Bẫy giá trị hay còn gọi là Value Trap, là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong chứng khoán khi một khoản đầu tư hay cổ phiếu được định giá rẻ vì các thông số định giá thấp. Chẳng hạn như chỉ số P/E (đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lãi thu được trên mỗi cổ phiếu), P/CF (hệ số giá trên dòng tiền) hoặc hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) thấp trong một thời gian nhất định.
Trong thực tế, thứ đáng giá 100 đồng tốt hơn là thứ chỉ đáng giá 1 đồng mà bạn phải bỏ ra 2 đồng để mua. Trong chứng khoán cũng tương tự, bẫy giá trị thường thu hút những nhà đầu tư đang tìm một món hời vì chúng rẻ hơn so với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường hiện tại.
Bẫy giá trị do các nhà đầu tư tự tạo ra do họ đã nhận định thiếu chính xác về mã cổ phiếu nào đó. Rủi ro của bẫy giá trị cũng là đặc điểm nổi bật của thuật ngữ này, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm thêm sau khi nhà đầu tư đặt niềm tin vào công ty đó.
Đặc điểm bẫy giá trị
Đối với nhà đầu tư, hệ số P/B và P/E là các công cụ giúp hỗ trợ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà thị trường bỏ qua. Khi P/E và P/B thấp là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị. Đây sẽ là cơ sở để nhận định cổ phiếu có khả năng tăng giá, nhà đầu tư nên mua vào.
P/B thấp cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện, lợi nhuận tăng trưởng, giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. Trong trường hợp khác, khi cổ phiếu duy trì P/B <1, có thể các nhà đầu tư đang đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị ghi sổ.
Có nhiều nguyên nhân để doanh nghiệp có P/E thấp ở một thời điểm. Một công ty có các hệ số giá dòng tiền, thu nhập hoặc giá trị sổ sách thấp trong khoảng thời gian dài có thể không sinh lợi trong tương lai, ngay cả khi mã cổ phiếu đó có giá có vẻ rất hấp dẫn. Cổ phiếu có thể trở thành bẫy giá trị cho các nhà đầu tư nếu công ty đó không có cải tiến nào trong lợi thế cạnh tranh, khả năng kiểm soát chi phí, khả năng đổi mới, quản lý điều hành.
Ngay cả các doanh nghiệp đã từng thành công ở những năm trước đó, đạt lợi nhuận và giá cổ phiếu tăng trưởng tốt vẫn có khả năng rơi vào tình trạng không có doanh thu lợi nhuận. Điều này có thể do các thay đổi trong động lực cạnh tranh, thiếu dịch vụ, sản phẩm hay chi phí sản xuất vận hành tăng hoặc quản lý điều hành của công ty không hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu từng thấy mức định giá cao hơn của một cổ phiếu. Một mức giá thấp hơn này thường sẽ thu hút họ hơn. Chính vì điều này mà khiến nhà đầu tư rất dễ bị dính vào bẫy giá trị.
Cách xác định bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán
Để xác định bẫy giá trị có thể khó khăn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên việc phân tích cơ bản về cổ phiếu công ty kỹ lưỡng có thể tiết lộ đâu là bẫy giá trị, đâu là cơ hội tốt để đầu tư. Bẫy giá trị thường xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp trong một thời gian dài do công ty đang gặp bất ổn về tài chính và có ít tiềm năng tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập, dòng tiền hoặc giá trị sổ sách thấp trong một thời gian dài do sự cạnh tranh, quản lý của ban điều hành không hiệu quả,…
Một công ty lĩnh vực công nghiệp có cổ phiếu giao dịch với hệ số giá thu nhập là 10 lần trong 6 tháng vừa qua, trong khi đó mức trung bình 5 năm là 15 lần.
Một công ty lĩnh vực truyền thông có mức định giá theo chỉ số EV/EBITDA (Chỉ số giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu khi tham gia thị trường chứng khoán) dao động từ 6 – 8 lần trong 12 tháng vừa qua. Mức trung bình 10 năm của công ty này là 12 lần.
Một ngân hàng ở châu Á có mức định giá theo P/B (hệ số giá trên giá trị sổ sách) là 0,75 lần. Mức trung bình 8 năm qua là 1,20 lần.
Làm sao để tránh rơi vào bẫy giá trị?
Giống với bất kỳ hình thức đầu tư nào, việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định vào bất kì công ty nào là rất cần thiết. Một số cách tránh rơi vào bẫy giá trị dưới góc nhìn của các chuyên gia sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho riêng mình.
Preston Athey từng nói “Để tránh bẫy giá trị trong đầu tư bạn cần đặt câu hỏi: Nếu cổ phiếu của công ty nào đó rẻ như vậy, vậy tại sao nó rẻ? Giá càng rẻ đồng nghĩa là thị trường đang phát ra tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn. Nếu có điều không ổn nhưng bạn vẫn muốn mua thì phải cân nhắc thật kĩ càng”.
Trong đầu tư, yếu tố tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi bạn không có một quan điểm đầu tư nhất quán sẽ dễ dàng bị lung lay bởi các biến động của thị trường và đưa ra quyết định sai lầm.
Nếu lựa chọn cho mình một trường phái đầu tư nhất định, bạn sẽ tin tưởng vào nhận định của mình và sẽ khó rơi vào bẫy giá trị hơn. Tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ, Thomas Jefferson có câu “Đừng cố mua những gì mà bạn không muốn chỉ vì nó rẻ”.
Theo Ricky Sandler mối nguy hiểm lớn nhất của các nhà đầu tư giá trị là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã từng có chất lượng cao trước đó và đang giảm sút chất lượng từng ngày.
“Trước khi đầu tư cần xác định bẫy giá trị tiềm ẩn. Bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng điều quan trọng cần phải đối chiếu báo cáo thu nhập với với cáo lưu chuyển dòng tiền tệ để nhận ra đâu là các khoản thiếu hụt định kỳ hoặc vĩnh viễn trong dòng tiền kiếm được”– Joe Huber.
Qua các ý kiến của chuyên gia, để tránh bẫy giá trị mỗi người cần nghiên cứu kỹ lưỡng doanh nghiệp mà mình đang đầu tư vào. Không nên bỏ qua lịch sử của một công ty để xem họ có cải thiện trong hoạt động kinh doanh hay có thể gặp khó khăn khi cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực không. Ngoài ra, chúng ta không nên phụ thuộc vào một vài chỉ số mà cần tự tạo ra chiến lược đầu tư cho riêng mình, tránh nghe theo số đông,..
Trên đây là các kiến thức về bẫy giá trị mà chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn. Để thành công trong lĩnh vực đầu tư bạn cần tích lũy nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra cũng nên xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư riêng và kiên định đi theo chiến lược đó để tránh bị rơi vào bẫy giá trị.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư
- Thông tin về chi phí phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
- Khám phá vai trò của Alclofenac trong điều trị nhiễm trùng Leptospirosis
- Khối ngoại là gì? Khối ngoại ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Muốn là một nhà đầu tư thông minh, bạn không nên bỏ qua điều này
- 9 Lời khuyên đầu tư tài chính cho người mới bắt đầu