Charles Dow là một trong những người tiên phong của phân tích kỹ thuật và với lý thuyết Dow của mình, ông đã giúp các nhà phân tích nắm được toàn bộ các nguyên lý hướng dẫn cách giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nhiều thập kỷ. Lý thuyết Dow được tạo ra thông qua 255 bài xã luận đăng trên Wall Street Journal do Charles Dow viết trong giai đoạn 1851-1902.
1. Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là một lý thuyết tài chính cho biết thị trường đang trong xu hướng tăng nếu một trong các mức trung bình của nó tăng lên trên mức cao trước đó và được theo sau bởi một mức tăng tương tự trong một mức trung bình khác.
Ví dụ: nếu Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) leo lên mức cao trung bình, thì Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones (DJTA) dự kiến sẽ tăng lên theo trong một khoảng thời gian hợp lý.
2. Hiểu về lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là một cách tiếp cận giao dịch được phát triển bởi Charles H. Dow, người cùng với Edward Jones và Charles Bergstresser, thành lập Dow Jones & Company, Inc. và phát triển Chỉ số Công nghiệp Dow Jones vào năm 1896.
Charles Dow qua đời vào năm 1902, và do cái chết của ông, ông không bao giờ công bố lý thuyết hoàn chỉnh của mình trên thị trường, nhưng một số cộng sự như William Hamilton (1920s), Robert Rhea (1930s), và E. George Shaefer và Richard Russell (1960s) đã phát triển và hoàn thiện lý thuyết Dow mà chúng ta biết đến ngày nay: Dow tin rằng thị trường chứng khoán nói chung là một thước đo đáng tin cậy về các điều kiện kinh doanh tổng thể trong nền kinh tế. Và bằng cách phân tích thị trường tổng thể, ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó và xác định hướng của các xu hướng thị trường chính và hướng đi của từng cổ phiếu riêng lẻ.
3. 6 nguyên tắc chính của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được tóm gọn qua 6 nguyên tắc chính:
Giá phản ánh mọi thứ
Lý thuyết Dow hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH = Efficient Market Hypothesis), trong đó nói tất cả thông tin có sẵn của một cổ phiếu đều quy về giá. Nói cách khác, cách tiếp cận này trái ngược với xu hướng phân tích cơ bản, đầu tư giá trị hay kinh tế học hành vi.
Tiềm năng thu nhập, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý, etc.. — tất cả những yếu tố này và hơn thế nữa đều được định giá trên thị trường.
Thị trường có 3 xu hướng chính
a. Xu hướng chính – dài hạn (cấp 1): thường kéo dài 1 năm trở lên và thể hiện biến động lớn trên thị trường chung, ví dụ như thị trường tăng (bò tót) hoặc giảm (gấu).
b. Xu hướng thứ cấp – trung hạn (cấp 2): các điểm ngắt quãng của xu hướng chính, thường hoạt động ngược lại với xu hướng chính và kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng; chẳng hạn như sự thoái lui trong thị trường tăng giá hoặc phục hồi trong thị trường giá xuống.
c. Xu hướng nhỏ – ngắn hạn (cấp 3): phần lớn là nhiễu và kéo dài dưới ba tuần.
Xu hướng chính có ba giai đoạn
Theo lý thuyết Dow, xu hướng chính sẽ trải qua ba giai đoạn.
a. Trong thị trường tăng giá (uptrend), 3 giai đoạn sẽ bao gồm giai đoạn tích luỹ (accumulation), giai đoạn tham gia của công chúng (participation) và giai đoạn dư thừa (excess).
b. Với thị trường giảm giá (downtrend), chúng được gọi là giai đoạn phân phối (distribution), giai đoạn tham gia của công chúng (participation) và giai đoạn hoảng loạn (panic).
Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau
Để một xu hướng được thiết lập, các chỉ số Dow và chỉ số trung bình thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên một chỉ số phải tương ứng với các tín hiệu trên chỉ số kia.
Nếu một chỉ số, chẳng hạn như Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, đang xác nhận một xu hướng tăng chính mới, nhưng một chỉ số khác vẫn đang trong xu hướng giảm chính, thì các nhà giao dịch không nên cho rằng một xu hướng mới đã bắt đầu.
Khối lượng (volume) phải xác nhận xu hướng
Nếu giá đi theo hướng của xu hướng chính thì khối lượng sẽ tăng và nếu giá đi ngược lại thì khối lượng sẽ giảm. Khối lượng thấp báo hiệu sự suy yếu trong xu hướng.
Ví dụ: trong một thị trường tăng giá, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm trong thời gian thoái lui thứ cấp. Nếu trong ví dụ này, khối lượng tăng lên trong một đợt thoái lui, đó có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang đảo ngược khi nhiều người tham gia thị trường chuyển sang giảm giá.
Xu hướng vẫn tồn tại cho đến khi sự đảo chiều trở nên rõ ràng
Sự đảo chiều trong xu hướng chính có thể bị nhầm lẫn với xu hướng thứ cấp. Rất khó để xác định liệu một đợt tăng giá trong thị trường giá xuống là một sự đảo chiều hay một đợt phục hồi ngắn hạn rồi lại theo sau bởi các mức vẫn còn có thể thấp hơn. Lý thuyết Dow ủng hộ sự thận trọng, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ khi có thể xác nhận rõ ràng thì đó mới thật sự là một sự đảo chiều.
Lý thuyết Dow có còn quan trọng tới ngày hôm nay?
Mặc cho một số nhà phê bình cho rằng lý thuyết Dow đã lỗi thời, đặc biệt khi tập trung vào sự tương quan giữa các chỉ số, đa số các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao sự hữu ích của lý thuyết Dow cho đến nay. Lý thuyết Dow được đánh giá cao không chỉ từ việc xác nhận chính xác các điều kiện tài chính, mà còn từ các khái niệm về xu hướng thị trường quan trọng mà các bài luận của Dow đã chỉ ra.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư