Cảm tính thị trường là một trong các công cụ phổ biến cho các nhà đầu tư phân tích thị trường có xu hướng và liệu một cổ phiếu được định giá cao hơn hay thấp hơn. Tìm hiểu Market Sentiment là gì và nó có thể được sử dụng như thế nào trong chiến lược giao dịch.
Cảm tính thị trường là gì?
Market sentiment là gì? Cảm tính thị trường hay Market Sentiment là một thuật ngữ đơn giản dùng để chỉ cảm xúc và thái độ của các nhà đầu tư đối với thị trường tài chính nói chung. Mỗi suy nghĩ, ý kiến và giải thích riêng của các nhà giao dịch về cách chuyển động thị trường thể hiện qua lệnh mua bán, từ đó tạo ra một tâm lý chung của thị trường.
Điều này có thể tạo điều kiện trong việc đánh giá thị trường tích cực hay tiêu cực trong tương lai. Nếu thị trường trong trạng thái tích cực thì đây là thị trường tăng trưởng, ngược lại nếu thị trường tiêu cực thì thị trường gấu bởi nó sẽ được dự đoán giảm giá.
Nguyên nhân dẫn đến Market sentiment là gì?
Các nghiên cứu về thị trường phần lớn kết luận tâm lý thị trường đều bắt nguồn từ cảm xúc các nhà giao dịch. Nếu các nhà giao dịch trong trạng thái lo lắng thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định giao dịch, bởi họ không biết giá thị trường tăng hay giảm vào ngày mai. Điều này làm thay đổi Market sentiment và kéo theo đó tác động tới giá trị tài sản.
Nhưng thực tế cho thấy thị trường tài chính có xu hướng tăng mạnh, hầu hết các nhà giao dịch đều dồn đi mua đầu cơ. Ngay lúc này đa phần các nhà đầu tư điều nghĩ rằng giá sẽ không tăng lên nữa và thậm chí còn sắp đảo chiều giảm. Từ đó mà thị trường có xu hướng bán ra để chốt lời. Ngược lại với trường hợp trên, khi thị trường giảm mạnh sẽ tạo ra nhiều tâm lý bi quan. Điều này dẫn đến hình thành một luồng tâm lý mới và ảnh hưởng tới giá trị.
Cách nhận biết về Market Sentiment là gì?
Để giúp bạn hình dung rõ hơn cũng như có cái nhìn bao quát hơn về cảm tính thị trường, phần này chúng tôi đề cập đến những cách nhận biết về Market Sentiment là gì?
- Vào ngày mai thì thị trường tài chính sẽ có rất nhiều thông tin được công bố, tuy nhiên không phải tất cả dữ liệu đó đều làm thị trường chuyển động ở mức độ giống nhau.
- Nhà giao dịch cần biết đánh giá thị trường đang nghĩ gì chẳng hạn như dự đoán chỉ số thị trường tăng hay giảm.
- Tâm lý thị trường có xu hướng dẫn dắt và bị chuyển động ngắn hạn dựa hoàn toàn vào cảm tính của các nhà giao dịch và tin tức.
- Một vài yếu tố ảnh hưởng đến cảm tính thị trường khi giao dịch trên khung thời gian lớn như lịch kinh tế, tình hình nguồn cung, thời tiết, chính trị, tiền tệ, công nghệ, …
- Cảm tính thị trường thay đổi rất nhanh chóng bởi nhiều loại tin tức như thay đổi về chính trị, sự kiện bất ngờ, dữ liệu hay báo cáo nào được công bố, … thì đây là thời điểm tốt nhất để giao dịch ngay khi bạn nhận ra sự thay đổi này.
- Việc tiếp cận tâm lý thị trường, bạn cần nhớ rằng nó sẽ không cho phép xác định chính xác đâu là điểm vào và thoát lệnh cho từng giao dịch. Nhưng lại cung cấp một góc nhìn mới về thị trường, từ đó bạn đưa ra quyết định có nên theo tâm lý đám đông không.
Các chỉ số đo lường Market sentiment là gì?
Dù các bạn đã biết cách nhận biết về cảm tính thị trường là có thể giao dịch hiệu quả, trong đó một yếu tố quan trọng, bạn phải tìm hiểu và có sự hỗ trợ của các chỉ số. Vậy chỉ số để đo lường Market sentiment là gì?
1. Chỉ số biến động – VIX
VIX (Volatility Index) hay còn gọi là chỉ số sợ hãi được điều khiển bởi giá chọn. VIX tăng, tức là nhu cầu bảo hiểm trên thị trường tăng lên. Nếu các nhà giao dịch cảm thấy cần thiết phòng ngừa rủi ro, thì đó là một dấu hiệu cho thấy sự biến động gia tăng. Các nhà giao dịch thêm đường trung bình động vào VIX để giúp xác định xem nó tương đối cao hay thấp.
2. Chỉ số đo lường cảm xúc cao/thấp (High/low sentiment Ratio)
Đây là một trong các cách dễ tìm ra tâm lý thị trường đang trạng thái lạc quan hay bi quan. Chỉ số này sẽ so sánh có bao nhiêu cổ phiếu theo hướng đến mức cao nhất trong 52 tuần trước so với mức thấp nhất trong 52 tuần. Nếu hướng thị trường đang mức thấp thì thị trường sẽ giảm và những con gấu đang kiểm soát, còn ngược lại nếu ở mức cao thì thị trường tăng và những con bò đang kiểm soát.
3. Chỉ số phần trăm tăng – BPI đo lường Market sentiment là gì?
Chỉ số phần trăm tăng (BPI) sẽ dựa vào biểu đồ điểm và hình để đo lường về mẫu hình tăng giá điểm. Nếu chỉ số này có tỷ lệ tặng đạt ở mức trên 80% thì cảm tính thị trường cực kỳ tích cực và thị trường có biến mua nhiều, còn nếu ở dưới mức 20% thì khiến thị trường bị tiêu cực và dẫn đến việc bán quá mức.
4. Đường trung bình động (Moving Averages)
Khi xác định cảm tính thị trường thì các nhà đầu thường sử dụng đường trung bình động đơn giản (SMA) của 50 ngày và 200 ngày. Nếu đường SMA 50 ngày vượt 200 ngày được gọi là MA Cross và cho thấy xu hướng đang có hướng tăng lên, hình thành tâm lý tăng giá. Còn SMA 50 vượt 200 ngày được gọi là điểm cắt tử thần và chỉ ra giá thấp hơn, hình thành tâm lý giảm giá.
Lời kết
Chúng tôi vừa chia sẻ kiến thức về Market sentiment là gì cũng như cách giao dịch chúng ở trên, tóm lại thì có rất nhiều cách để đo lường cảm tính thị trường và đón đầu thị trường trước khi các động thái lớn xảy ra. Chỉ theo dõi tâm lý là không đủ để tạo cơ sở cho chiến lược giao dịch nhưng có thể là một bổ sung hữu ích để giúp bổ sung chiều sâu cho phân tích của nhà đầu tư về nơi thị trường đang hướng tới.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư