Khái niệm tỷ giá hối đoái là gì được nhắc đến rất nhiều một vài năm trở lại đây vì trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước rất cần thiết. Việc hiểu rõ thông tin cũng như phương pháp và công thức tính tỷ giá hối đoái là gì sẽ giúp cho mọi người thực hiện giao dịch giữa các nước với nhau một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tất cả mọi thông tin sẽ được Phố Đầu Tư giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để biết thêm kiến thức tài chính cho mình nhé.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá hoặc tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Đây là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền của 2 nước khác nhau. Nói một cách đơn giản thì nó là việc chuyển đổi giá đồng tiền này sang đồng tiền quốc gia khác. Cụ thể hơn là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền nước khác.
Tỷ giá hối đoái Việt Nam là giá trị đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Ví dụ đơn giản tỷ giá USD/VND = 22.760 thì tức là 1 USD = 22.760 VNĐ hoặc 22.760 VNĐ sẽ mua được 1 đồng USD.
Phân loại tỷ giá hối đoái
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cách để phân loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Trong mỗi cách lại dựa vào từng đặc điểm riêng biệt. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến một vài cách phân loại tỷ giá hối đoái cụ thể như sau:
1. Dựa vào đối tượng để xác định tỷ giá
Nếu theo như cách phân loại này thì tỷ giá hối đoái sẽ có 02 loại cụ thể như sau:
- Tỷ giá hối đoái chính thức: Do trực tiếp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố. Căn cứ theo tỷ giá này thì các ngân hàng thương mại hoặc đơn vị tín dụng sẽ tính được giá bán ra, mua vào, hoán đổi của một cặp tiền tệ nhất định.
- Tý giá thị trường: Được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu
2. Dựa vào giá trị tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Tỷ giá hiện tại của 1 loại tiền tệ mà không cần tính đến yếu tố lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái hoán thực: Tỷ giá hiện tại của 1 đồng tiền tệ nhưng có tính đến yếu tố lạm phát.
3. Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này hay được niêm yết tại ngân hàng và cũng là cơ sở để xác định thêm các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư, thông thường tỷ giá thư hối thấp hơn so với tỷ giá điện hối.
4. Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối
- Tỷ giá mua: Tỷ giá ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối
- Tỷ giá bán: Tỷ giá ngân hàng đồng ý để bán ngoại hối ra
Thường thì để đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng thì tỷ giá bán ra bao giờ cũng sẽ lớn hơn so với tỷ giá mua vào.
5. Dựa vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết ngay tại thời điểm giao ngay hoặc là do 2 bên đưa ra thỏa thuận. Việc thanh toán cần phải thực hiện ngay trong vòng 2 ngày tính từ ngày cam kết.
- Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá do các tổ chức tín dụng tự tính hay do thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên tỷ giá này cần đảm bảo nằm ở trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn từ Ngân hàng Nhà nước.
Các loại chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái được hiểu là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của nước mình. Tại mỗi nước khác nhau thì chế độ tỷ giá này cũng khác nhau. Tuy nhiên thường sẽ có đến 03 chế độ tỷ giá gồm tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái thả nổi có kỳ hạn, tỷ giá hối đoái cố định. Cụ thể:
Tỷ giá hối đoái thả nổi
- Tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá xác định dựa trên mối quan hệ cung – cầu ở trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường mà sẽ hoàn toàn không có bất kỳ sự can thiệp nào từ Nhà nước.
- Việc dùng chế độ tỷ giá hối đoái này giúp cho nguồn lực cân bằng, phân bố hiệu quả. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới ổn định, cán cân thanh toán cân bằng, hạn chế rủi ro cùng bất lợi khác với nền kinh tế.
- Tuy nhiên thực tế thế giới hiện nay sẽ không có bất kỳ quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái này mà đa phần chính phủ sẽ can thiệp vào để nhằm hạn chế biến động mạnh ảnh hưởng đến kinh tế trong nước.
Tỷ giá hối đoái cố định
- Tỷ giá hối đoái cố định sẽ được Ngân hàng Nhà nước thiết lập, duy trì. Việc dùng tỷ giá hối đoái cố định giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài ổn định, giảm lạm phát và đồng thời giảm tối đa sự biển động từ thị trường.
- Tuy nhiên chế độ tỷ giá hối đoái lại không được dùng tại những quốc gia ở trên thế giới. Bởi vậy nếu duy trì chế độ tỷ giá này trong thời gian dài dễ dẫn đến mất cân bằng cán cân thanh toán.
Tỷ giá hối đoái có điều tiết
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là tỷ giá nằm ở giữa chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nó biến động dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường nhưng đôi khi vẫn có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương. Đây sẽ là chế độ đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết được đánh giá là tương đối ổn định nên sẽ góp phần ổn định nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh tế và đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ,…
Còn trường hợp ngoại hối biến động lớn, có ảnh hưởng đến sự an toàn chung của nền kinh tế thì ngay lập tức ngân hàng trung ương sẽ đưa giải pháp cần thiết để ổn định thị trường.
Công thức xác định tỷ giá hối đoái
Có nhiều công thức để xác định cũng như tính tỷ giá hối đoái khác nhau. Tùy vào trường hợp cụ thể thì người dùng sẽ áp dụng công thức phù hợp nhất.
- Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền định giá
Để tính được giá giữa 2 đồng tiền định giá thì người ta sẽ dùng công thức sau:
Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)
- Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền yết giá
Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá tính theo công thức sau:
Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)
- Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá
Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá tính theo công thức sau:
Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (USD/định giá)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ở trên thị trường ngoại hối sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn một vài yếu tố cơ bản ảnh hưởng nhiều nhất, đó là:
- Tỷ lệ lạm phát: Thay đổi tỷ lệ lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá. Nếu tỷ lệ này ở trong nước mà cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, giá trị đồng nội tệ giảm và ngược lại.
- Lãi suất: Khi lãi xuất trong nước thấp hơn ở nước ngoài dễ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm và ngược lại.
- Nợ công: Ngoài tỷ lệ lạm phát, lãi suất thì nợ công cũng sẽ là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái vì nợ công tăng làm tỷ lệ lạm phát tăng và điều này sẽ gây ra tác động gián tiếp cho tỷ giá hối đoái.
- Trao đổi thương mại: Bao gồm 2 yếu tố là cán cân thương mại và tình hình tăng trưởng kinh tế. Trường hợp tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng, tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng và ngược lại. Còn cán cân thanh toán cao thì đồng nội tệ giảm, ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
Đâu là giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư
- Breakout là gì? Cách nhận biết dấu hiệu trong đầu tư chứng khoán
- 7 quyển sách dạy chứng khoán cho người mới bắt đầu hay nhất
- Nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng?
- NFT là gì? Tại sao NFT lại có sức hút mạnh mẽ đến vậy?
- Đầu tư tài chính 4.0 wefinex tốt nhất hay chỉ là một trò lừa đảo?