Không muốn bị thua lỗ thì bạn cần nắm giữ tư duy đầu tư chứng khoán này

Hầu hết những người bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán với tư duy hoàn toàn đúng đắn, nhưng chỉ vài tháng sau đa số họ đã thay đổi hoàn toàn. Bài này là một định hướng rất quan trọng khi tham gia đầu tư chứng khoán Phố Đầu Tư chia sẻ đến bạn.

Tư duy đầu tư đúng đắn

Tư duy ban đầu của bạn khi còn chưa hiểu gì về chứng khoán là hoàn toàn đúng. Nó có thể kể tới các ý sau:

  1. Mua CP công ty làm ăn tốt, hầu hết CP bluechip như VCB, TCB, VHM, FPT v.v là ý tưởng ban đầu của bạn.
  2. Mua để đó vài năm, mua cho con cháu, mua hold v.v
  3. Lợi nhuận 1 năm ở mức độ hợp lý (25 – 40% là đạt mục tiêu)

Thay đổi tư duy do lòng tham

Sau ngày đầu tiên mua cổ phiếu, bạn bắt đầu xem giá. Trải qua khoảng 1 tuần bạn bắt đầu thấy CP của mình “chậm” vô cùng. Các cổ phiếu khác thì tím hết phiên này tới phiên khác, người này khoe ăn 30%, người kia khoe X3, chỉ riêng CP của mình vẫn đứng im tại chỗ. Lúc này bạn cảm thấy chán nản về cổ phiếu mà mình đang đầu tư. Bạn bán ra và bắt đầu phiêu bồng theo những cổ phiếu nhiều biến động.

Cả 3 tư duy lúc đầu của bạn lúc này sẽ bị vứt vào sọt rác, bạn hình thành nên một tư duy mới:

  1. Mua cổ phiếu có khả năng tăng giá (Sử dụng PTKT, phím hàng, tin tức v.v) không cần quan tâm đến những thứ khác
  2. Mua 3 – 5 ngày bán là được rồi, lâu thì một vài tuần.
  3. Mỗi tuần phải ăn 10 20% v.v

Bạn thấy đấy, nó đã trái ngược tất cả các tiêu chí khi bạn mới bắt đầu, cũng bởi lòng tham. “Giàu chậm” thật không hề dễ chịu chút nào.

Thay đổi tư duy do lòng tham

Nên sử dụng tư duy đầu tư nào?

Tư duy ban đầu chắc chắn là đúng, nhưng tư duy sau này gọi là sai cũng không chính xác. Bạn cần xác định rõ ràng con đường, phương án cho mình. Chúng ta sẽ phân loại thành 2 nhóm: Holder (đầu tư) và Trader (đầu cơ) trước.

Phương án đầu tư thuần túy

Việc đầu tiên là chúng ta nên chia danh mục phong phú một chút thay vì chỉ cổ phiếu Bluechip như ban đầu. Nó có thể như sau:

  • 70% vào top cổ phiếu, lấy ổn định & tăng trưởng làm ưu tiên.
  • 20% vào cổ phiếu có khả năng bùng nổ hoặc tăng trưởng nhưng đang có vốn hóa trung bình
  • 10% cho các công ty nhỏ hoặc công ty có nhiều rủi ro.

Tất cả đều chỉ mua và nắm giữ dài hạn. Ít nhất một vài năm mới là con đường đúng đắn khi bạn chọn phương án này. Thậm chí nó có thể là 5 – 10 năm và lâu hơn.

Bạn không cần mất thời gian, không cần xem bảng điện mỗi ngày. 1 tháng bạn chỉ cần xem bảng giá từ 1 – 2 lần để nắm được tình hình. Các thông báo quan trọng đều được công ty CK gửi qua email, bạn không cần lo lắng mình bỏ lỡ điều gì.

Nên chia danh mục phong phú

Minh họa ví dụ danh mục đầu tư theo phương án này:

  • 70% được chia thành: 30% cho TCB, 30% cho MBB (Ngân hàng), 10% cho VHM (Bất động sản)
  • 20% được chia cho MSN (Hàng tiêu dùng) & DHG (Dược phẩm)
  • 10% còn lại chia nửa mua Alibaba (Đặt cửa vào TMĐT TQ), 1 nửa mua BioNTech (Đặt cửa vào công nghệ mRNA chứ không chỉ vắc xin)

Lưu ý rằng đây chỉ là minh họa về các phân bổ danh mục. Nếu bạn “mạnh” hơn chút (Gọi theo ngôn ngữ chính thống là khẩu vị rủi ro) có thể gia tăng tỉ lệ cho nhóm bùng nổ hoặc rủi ro. Nhưng không được quá 40% mỗi loại.

Phương án trade thuần túy

Với phương án này bạn cần dữ liệu liên tục để có thể tìm ra cơ hội mua vào và bán ra sau 3 – 10 ngày hay 1, 2 tháng. Đó có thể là phân tích kỹ thuật, dữ liệu ngành, diễn biến thị trường hoặc “hóng ở đâu đó”.

Nhìn chung phương pháp này có lợi nhuận cao, nhanh nhưng chúng ta cũng thấy khá ít người thành công từ phương pháp này. Kỹ năng yêu cầu rất cao, bao gồm cả xử lý cắt lỗ đúng lúc thứ mà ít người có được.

Dòng tiền & tâm lý thị trường lúc này có vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư của bạn. Cổ phiếu tốt không phải là thiết yếu.

Cần dữ liệu liên tục để có thể tìm ra cơ hội mua vào và bán

Bạn nên thiết lập một tiêu chuẩn cơ sở cho mình:

  1. Không giao dịch các CP “tổ lái” rõ ràng.
  2. Không giao dịch các CP có vol giao dịch hoặc vốn hóa quá thấp.
  3. Không giao dịch các CP mà tình hình công ty quá bết bát.

Việc chặt chẽ hơn một chút trong tiêu chuẩn sẽ tránh được trong tình huống xấu, mức thua lỗ của bạn rất khủng khiếp. Bạn vẫn có thể trade, nhưng nên giao dịch các công ty ở mức độ trung bình trở lên.

Đối với Cổ phiếu bluechip (hàng top) thì không nên ưu tiên giao dịch ngắn hạn, do diễn biến của nó rất chậm và ít sóng. “Bám trend” là kỹ năng rất cần thiết nếu bạn yêu thích lướt sóng.

Tổng kết

Trên đây là những tư duy và phương bạn cần biết trước khi đầu tư vào chứng khoán Phố Đầu Tư vừa chia sẻ đến bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Dù đầu tư vào bất kì kênh nào cũng đừng quên cập nhật kiến thức tài chính cho mình mỗi ngày bởi đó chính là con đường đầu tư lời nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề đầu tư tài chính hoặc mọi thông tin thắc mắc về đầu tư chứng khoán, khóa học đầu tư xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây. Ngoài ra, nếu vẫn còn cảm thấy con đường tự do tài chính mông lung thì bạn nên cân nhắc thuê chuyên gia cố vấn tài chính để họ hỗ trợ và tư vấn lập kế hoạch tài chính cụ thể và rõ ràng cho bạn.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699