Những quốc gia phát triển trên thế giới thì đều khẳng định vai trò của thị trường chứng khoán rất quan trọng có thể thấy mọi biến động của thị trường chứng khoán hiện nay đều có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế và các nhà đầu tư, có thể thấy đây là tiềm năng đối với phát triển kinh tế và là cơ hội đối với các nhà đầu tư. Vậy chu kỳ thị trường trong đầu tư chứng khoán là gì? có quan trọng không hãy cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tại sao bạn cần biết về chu kỳ thị trường chứng khoán?
Chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay. Nói một cách dễ hiểu, chu kỳ là tổng hợp những biến động của thị trường xoay quanh những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. Tất cả thị trường đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái. Sự thay đổi trong ngắn hạn này gọi là các chu kỳ thị trường hay chu kỳ chứng khoán.
Chu kỳ thị trường là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đầu tư. Các chu kỳ của thị trường chứng khoán được nhà đầu tư sử dụng để dự đoán thị trường trong tương lai gần. Khi nhìn vào các dữ liệu cũ, rất dễ để nhà đầu tư xác định xu hướng căn cứ theo chu kỳ thị trường, nhưng tương lai liệu xu hướng có lặp lại theo chu kỳ không là một điều không ai có thể chắc chắn. Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao, kết hợp với việc phân tích, đánh giá các dấu hiệu trên thị trường để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Nguyên nhân và các giai đoạn của chu kỳ thị trường
Vậy đâu là nguyên nhân tạo ra chu kỳ thị trường? Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên chu kỳ. Các nguyên nhân phổ biến gồm sự mở rộng và thu hẹp của hoạt động kinh doanh, doanh thu, lạm phát, sự ổn định và tình hình chính trị, xã hội. Các yếu tố này đều có tác động đến các giao dịch trên thị trường, tạo nên các giai đoạn đi lên và đi xuống của thị trường.
Có 4 giai đoạn chính của chu kỳ chứng khoán gồm:
- Tích lũy: là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ thị trường, diễn ra sau khi thị trường chạm đáy. Đây là thời điểm tốt nhất để mua trên thị trường, vì giá đang thấp sau thời gian thị trường giảm mạnh.
- Tăng trưởng: Giai đoạn này còn được gọi là thị trường bò hay thị trường giá lên. Đây là giai đoạn các cổ phiếu đang trong xu hướng tăng. Các cổ phiếu có giá cao càng tăng cao hơn, các cổ phiếu giá thấp cũng trong đà tăng trưởng.
- Phân phối: Đây là giai đoạn tiếp sau một đợt tăng giá kéo dài, được xác định bởi sự chững lại của đà tăng, giá cổ phiếu không tiếp tục tăng lên các mức cao hơn nữa và lực mua giảm.
- Giảm giá: Giai đoạn này được gọi là thị trường gấu hay thị trường giá xuống, là một chuỗi các xu hướng giảm. Khi đó, các cổ phiếu sẽ không ngừng rớt giá (ít nhất 20%).
Các chu kỳ chứng khoán dài
Nhìn chung, các chu kỳ chứng khoán dài có thể kéo dài đến hàng chục năm. Một chu kỳ trung bình sẽ dao động trong khoảng 4 năm. Trong mỗi chu kỳ sẽ có nhiều lần giảm hoặc đảo chiều tạm thời. Bạn cần phải theo dõi kết hợp với phân tích, đánh giá để nhận biết liệu những lần giảm này là tín hiệu chỉ ra thị trường sắp chuyển sang giai đoạn mới, hay đây chỉ là những biến đổi khác nhau của cùng một xu hướng. Từ việc xem xét các thay đổi nhỏ này, bạn có thể đưa ra quyết định mua vào, nắm giữ hay bán ra cổ phiếu.
Các chu kỳ ngắn
Ngoài những chu kỳ chứng khoán dài và trung hạn, thị trường chứng khoán còn có những khái niệm phổ biến chỉ những chu kỳ ngắn như:
- Hiệu ứng tháng Giêng: hiện tượng giá cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu có vốn hoá nhỏ có xu hướng tăng trong tháng đầu năm. Các nhà phân tích cho rằng hiệu ứng này xảy ra để nối tiếp đợt giảm giá thường xảy ra vào tháng 12. Vào tháng 12, các nhà đầu tư thường bán tháo cổ phiếu để hiện thực hóa các khoản lỗ nhằm được giảm thuế. Ngoài ra một cách giải thích khác cho hiện tượng này là các nhà đầu tư sử dụng tiền thưởng cuối năm cho các khoản đầu tư vào tháng tiếp theo.
- Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi: thuật ngữ giao dịch nổi tiếng cảnh báo các nhà đầu tư rằng hãy bán cổ phiếu đang nắm giữ trong tháng 5 để tránh mùa suy giảm trên TTCK. Nếu tuân theo chiến lược này, người giao dịch sẽ bán cổ phiếu vào tháng 5 và đầu tư trở lại vào tháng 11 để tránh khỏi biến động giảm trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 10.
- Ngày hết hạn quyền chọn: Các hợp đồng tương lai đều có thời hạn giới hạn nhất định, và chúng sẽ hết hạn dựa trên chu kỳ lịch tương ứng. Ví dụ các hợp đồng hàng quý sẽ hết hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9, và tháng 12. Khi hợp đồng hết hạn, thanh toán hợp đồng sẽ được thực hiện. Hầu hết các nhà giao dịch ngắn hạn đều bán vị thế hợp đồng tương lai của mình trước ngày hết hạn để tránh biến động bất ngờ và rắc rối trong việc giải quyết hợp đồng.
Các chu kỳ chứng khoán ngắn trên đây thường chỉ ảnh hưởng đến những nhà đầu tư ngắn hạn. Với các nhà đầu tư dài hạn, duy trì khoản đầu tư vào cổ phiếu từ 3 năm trở lên, họ thường sẽ kiên nhẫn và giữ vững chiến lược đầu tư của mình trong các thời điểm thị trường đảo chiều ngắn hạn.
Qua bài viết trên đây bạn đã hiểu được toàn bộ thông tin về thị trường trong đầu tư chứng khoán Phố Đầu Tư chia sẻ đến bạn. Dù đầu tư bằng cách nào thì đừng quên cập nhật kiến thức tài chính cho mình mỗi ngày đó mới là cách đầu tư bền vững nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề đầu tư tài chính hoặc mọi thông tin thắc mắc về đầu tư chứng khoán, khóa học đầu tư xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư
- Nên đầu tư gì vừa an toàn vừa sinh lời khi nền kinh tế suy thoái?
- Suy thoái kinh tế là gì? Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
- Bạn có thắc mắc đầu tư chứng khoán sinh lời như thế nào?
- Mô hình vai đầu vai là gì? Cách giao dịch mô hình vai đầu vai trong chứng khoán
- Khi nào nên chốt lời cổ phiếu? 3 Quy tắc chốt lời chứng khoán thông minh