Khi tham gia thị trường chứng khoán, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều mong muốn có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình. Để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư thì các công ty chứng khoán đã cung cấp một công cụ đòn bẩy tài chính hay với cái tên phổ biến là Margin. Vậy Margin trong chứng khoán là gì? Khi nào thì nhà đầu tư nên sử dụng Margin? Để giải đáp những thắc mắc này, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Phố Đầu Tư.
Margin chứng khoán là gì?
Margin là một thuật ngữ để chỉ hành động của các nhà đầu tư khi vay thêm tiền của công ty chứng khoán dùng vào mục đích tăng sức mua chứng khoán. Sau đó, nhà đầu tư sẽ sử dụng chính số tiền trong chứng khoán đó để làm tài sản thế chấp.
Giải thích các thuật ngữ phổ biến của Margin
Tài khoản Margin là gì?
Tài khoản Margin là một loại tài khoản môi giới cho phép các nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để mua chứng khoán. Chủ tài khoản có thể vay tài chính từ nhà môi giới (công ty chứng khoán) để thực hiện hoạt động đầu tư. Trong đó, các yêu cầu về margin và lãi suất sẽ khác nhau tuy nhiên các quy tắc margin sẽ được điều chỉnh theo phạm vi liên bang.
Vay Margin là gì?
Vay margin là hành động mà các nhà đầu tư sử dụng các khoản vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu.
Call Margin là gì?
Call margin hay còn được gọi là lệnh gọi ký quỹ. Đây là trường hợp các công ty chứng khoán sẽ đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc gia tăng số lượng chứng khoán thế chấp.
Mỗi công ty chứng khoán sẽ có cách quy định khác nhau về hình thức gọi ký quỹ. Thông thường thì các nhà đầu tư sẽ nhận được các cuộc gọi và tin nhắn để thông báo quyết định. Một số công ty chứng khoán khác sử dụng email gửi nhiều lần (tùy theo mức độ tỷ lệ ký quỹ của người sử dụng margin).
Profit Margin là gì?
Profit Margin (tỷ suất lợi nhuận) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận mà một công ty thu được. Profit margin là một loại chỉ số tài chính sử dụng phổ biến để so sánh tiềm lực tài chính giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng trong một lĩnh vực.
Profit Margin được chia làm 3 loại cụ thể: Gross profit margin, Operating profit margin, net profit margin.
Gross profit margin là gì?
Là biên lợi nhuận gộp phản ánh lợi nhuận của một công ty đạt được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng.
Công thức tính: Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn bán hàng)/Doanh thu.
Operating profit margin là gì?
Là biên lợi nhuận hoạt động. Đây là một chỉ tiêu dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng.
Công thức tính: Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu.
Net profit margin là gì?
Là biên lợi nhuận ròng thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả thuế.
Công thức tính: Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu.
Full Margin là gì?
Full margin là trạng thái mà nhà các đầu tư đã thực hiện ký quỹ vay quá mức và không thể đặt thêm lệnh được nữa. Hiện nay, luật pháp có quy định ràng buộc trong việc sử dụng Margin nên dòng tiền này được hữu hạn.
Khi sử dụng Full margin thì bắt buộc các nhà đầu tư phải theo dõi gắt gao những biến động của thị trường bởi nó có thể đem lại rủi ro rất lớn cho tài khoản của bạn.
Marginal cost là gì?
Marginal cost (chi phí biên) là chỉ tiêu biểu thị thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị của sản lượng đầu ra. Chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta biết được các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đánh đổi việc có thêm 1 đơn vị đầu ra.
Công thức tính: MC (Marginal cost) = Thay đổi tổng chi phí/ thay đổi tổng sản lượng.
Contribution Margin là gì?
Contribution Margin (số dư đảm phí) là chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi. Ngoài ra Contribution margin còn có thể được xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng hoặc các mặt hàng tiêu thụ,…
Isolated Margin là gì?
Isolated Margin (vị thế giao dịch) được dùng để tính toán chi phí và lãi lỗ của 1 vị thế trong các giao dịch đã xảy ra trước đây. Isolated Margin không phụ thuộc vào số tiền vay trong tài khoản hoặc hành vi vay của nhà đầu tư mà nó sử dụng dữ liệu tích lũy từ các giao dịch trước đây của cặp giao dịch (long position và short position) để tính toán.
Nhà đầu tư nên sử dụng Margin khi nào?
Việc sử dụng margin trong chứng khoán như sử dụng một con dao 2 lưỡi. Để dùng được margin một cách tối ưu thì bạn phải là một người có kinh nghiệm sâu sắc trên thị trường tài chính và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro. Mặt khác, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng và áp dụng vào các giao dịch ngắn hạn.
Kết luận
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích để nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu được khái niệm margin là gì trong chứng khoán? Người sử dụng cần thật thận trọng khi sử dụng margin. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các nhà đầu tư trong tương lai. Đừng quên cập nhật kiến thức tài chính cho mình mỗi ngày. Để nâng cao kiến thức tài chính của mình, bạn có thể thuê chuyên gia cố vấn tài chính tại Phố Đầu Tư.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư