Chứng khoán được biết đến là một kênh đầu tư hiệu quả giúp tăng trưởng nguồn vốn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Vậy liệu chỉ đầu tư chứng khoán với 20 triệu được không và nên có chiến lược đầu tư như thế nào cho hợp lý? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
20 Triệu đầu tư chứng khoán được không?
Để trả lời cho câu hỏi có 20 triệu nhàn rỗi nên làm gì hay 20 triệu đầu tư chứng khoán có được không, trước hết nhà đầu tư cần nắm nguyên tắc căn bản khi đầu tư chứng khoán:
- Đối với trái phiếu, tùy thuộc vào từng lô trái phiếu của từng công ty sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên mức tối thiểu đối với trái phiếu phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp cho nhà đầu tư chuyên nghiệp thường là 1 tỷ – 2 tỷ, trong khi đó trái phiếu phát hành ở thị trường thứ cấp dành cho khách hàng cá nhân sẽ dao động từ chục triệu đồng.
- Đối với chứng chỉ quỹ, khi mua chứng chỉ trực tiếp qua các quỹ đầu tư, mức chi phí tối thiểu thường giao động từ 2 triệu – 5 triệu đồng.
- Đối với cổ phiếu, nếu mua tại các sàn giao dịch, nhà đầu tư cần mua theo lô với số lượng tối thiểu là 100 cổ phiếu. Tùy vào mã cổ phiếu mà mức giá sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay nhà đầu tư có thể bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán với chi phí chỉ từ 10.000 đồng.
Từ thông tin về các sản phẩm đầu tư có thể thấy: Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đầu tư chứng khoán với 20 triệu. Đây có thể không phải là số tiền quá lớn nhưng sẽ là điểm bắt đầu tốt giúp các nhà đầu tư mới tìm hiểu về thị trường cũng như học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Nếu sử dụng 20 triệu đầu tư chứng khoán hiệu quả thì sau này chắc hẳn chúng ta sẽ tự tin hơn khi cầm trong tay số tiền lớn để đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán với 20 triệu như thế nào thì hiệu quả?
Chúng ta đã biết việc sử dụng 20 triệu đầu tư chứng khoán là hoàn toàn có thể ở thị trường Việt Nam. Vậy có những bước quan trọng nào nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư?
Lựa chọn loại sản phẩm phù hợp
Như đã trình bày ở trên, thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chứng khoán khác nhau với quy định về mức đầu tư cũng như chiến lược đầu tư. Đặc biệt, mỗi kênh đầu tư sẽ có mức độ lợi nhuận cũng như biến động rủi ro khác nhau. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
Đầu tư cổ phiếu: Lợi nhuận trung bình tương đối cao (12% – 15%/năm) đi kèm với rủi ro biến động giá do tác động của nhiều yếu tố. Nhà đầu tư cần có sự am hiểu nhất định về thị trường, phân tích kỹ thuật, đặc biệt là phân tích cơ bản về doanh nghiệp để đưa ra các nhận định hợp lý. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình thị trường để ra quyết định hiệu quả.
Đầu tư trái phiếu: Lợi nhuận từ trái phiếu thấp hơn cổ phiếu, tuy nhiên rủi ro biến động giá thấp hơn. Tùy vào loại trái phiếu mà nhà đầu tư có thể được nhận lãi định kỳ hoặc lãi dồn trả vào cuối kỳ. Nhà đầu tư mua trái phiếu cần có sự am hiểu nhất định về cách vận hành của trái phiếu, phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro.
Đầu tư chứng chỉ quỹ và các kênh đầu tư linh hoạt khác: Các hình thức đầu tư này thường mang lại mức lợi nhuận tương đương hoặc thấp hơn cổ phiếu tùy vào tình hình thị trường và từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, một trong những ưu điểm nổi bật đó là các sự quản lý, đầu tư chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia đầu tư đứng sau các quỹ. Do vậy, nhà đầu tư sẽ không cần quá nhiều kiến thức về tài chính, hiểu về doanh nghiệp cũng như không cần dành quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường và ra quyết định.
Phân bổ tài sản đầu tư hợp lý
“Không bỏ trứng vào một giỏ” là nguyên tắc quan trọng khi tham gia đầu tư. Để làm được điều này, chúng ta cần thiết kế danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau.
Trên thực tế, khi thống kê về sự biến động giá trị của các tài sản đầu tư thì sẽ thấy chúng có mối tương quan thuận chiều hoặc nghịch chiều với mức độ tương quan từ thấp đến cao.
Để thiết kế danh mục tài sản có rủi ro tối thiểu thì cần lựa chọn các tài sản có tương quan nghịch chiều hoặc không tương quan với nhau. Khi đó, nếu giá trị của một tài sản giảm thì các tài sản khác có thể giữ nguyên hoặc tăng lên. Nhờ vậy, rủi ro tài sản bị giảm đột ngột trong điều kiện không thuận lợi sẽ thấp đi.
Ví dụ cơ cấu tài sản đầu tư: 25% đầu tư cổ phiếu, 50% đầu tư trái phiếu, 25% đầu tư chứng chỉ quỹ và các ứng dụng đầu tư linh hoạt.
Xây dựng chiến lược đầu tư trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Khi bước chân vào lĩnh vực đầu tư, chiến lược là yếu tố tiên quyết giúp tăng trưởng bền vững. Thông thường nhà đầu tư nên có chiến lược trong ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (1-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm).
Với chiến lược ngắn hạn, nhà đầu tư có thể tập trung vào phân tích kỹ thuật, phân tích cung cầu và tâm lý thị trường để đưa ra các phán đoán mua bán nhằm ăn lời chênh lệch.
Với chiến lược trung và dài hạn sẽ tập trung nhiều vào phân tích cơ bản, nghiên cứu các biến động của kinh tế vĩ mô, vi mô để đầu tư vào các chứng khoán có tiềm lực tăng trưởng bền vững. Các nhà đầu tư dài hạn sẽ ít quan tâm hơn đến các biến động mang tính thời điểm.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điệnthoại: 090 440 8006
- Form đăng ký:Phố Đầu Tư
- Đừng bỏ qua 5 dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế dưới đây
- Bạn đã biết ưu điểm đầu tư tài chính của những kênh dưới đây chưa?
- Đầu tư tăng trưởng là gì? Đặc điểm của đầu tư tăng trưởng
- Mách bạn cách nhận biết dấu hiệu BreakOut trong chứng khoán thành công
- Cổ phiếu phòng thủ là gì? 3 Chỉ số xác định cổ phiếu phòng thủ