Lạm phát luôn là một vấn đề khiến cho cơ quan đứng đầu của các nước mệt mỏi khi phải tìm cách giải quyết để nhằm giữ ổn định. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu được lạm phát là gì? Nguyên nhân hình thành do đâu và cách kiểm soát lạm phát hiệu quả. Tất cả kiến thức này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng tăng giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và đồng thời là sự mất giá trị của 1 loại tiền tệ nào đó. Trường hợp so sánh với những nước khác thì lạm phát được định nghĩa là sự giảm giá tiền tệ của quốc gia này so với những loại tiền tệ của quốc gia khác.
Nói chung phạm vi ảnh hưởng của lạm phát đang là vấn đề nhức nhối gây ra nhiều tranh cãi gay gắt giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Còn ngược với lạm phát sẽ là giảm phát. Khi một chỉ số lạm phát mà bằng 0 hay chỉ một số dương nhỏ thì gọi là ổn định giá cả.
Nguyên nhân hình thành lạm phát
Thực ra có rất nhiều nguyên nhân tác động để hình thành lạm phát. Nhưng mà nổi bật trong số đó phải kể đến là lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy là 2 nguyên nhân chính.
Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu thị trường mà thay đổi tăng lên của một mặt nào đó thì đồng nghĩa kéo theo sự tăng lên của giá cả mặt hàng đó. Hơn nữa giá cả của những mặt hàng khác cũng leo thang và dẫn đến hiện tượng tăng giá của đa số các loại hàng hóa có mặt trên thị trường. Trường hợp mà lạm phát do tăng lên về cầu gọi chung là lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do chi phí đẩy: Thường thì chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, thuế, chi phí bảo hiểm cho công nhân, giá nguyên liệu đầu vào,… Nếu như một trong những yếu tố này có giá tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên. Như vậy giá thành sản phẩm tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Cuối cùng giá chung của tổng thể nền kinh tế tăng.
Lạm phát do cơ cấu: Khi kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tăng tiền lương cho người lao động. Mặt khác vẫn tồn đọng vài nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng doanh nghiệp chạy theo xu thế nên buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Điều này đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm cũng tăng lên để đảm bảo lợi nhuận và khiến lạm phát hình thành.
Lạm phát bởi nhu cầu thay đổi: Thị trường đang tăng nhu cầu về mặt hàng nào đó thì sẽ dẫn đến lượng cầu một mặt hàng khác giảm đi. Còn khi thị trường chỉ có một đơn vị cung cấp độc quyền thì giá cả sẽ có phần cứng nhắc, thường chỉ tăng lên chứ không thể giảm đi.
Lạm phát do nhập khẩu: Nếu giá hàng hóa nhập khẩu tăng hay giá trên thế giới tăng thì đương nhiên giá bán trong nước cũng tăng lên. Từ đó giá chung bị giá nhập khẩu đội lên rất dễ hình thành lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu tăng hơn tổng cung. Lúc này sản phẩm được thu gom phục vụ cho xuất khẩu làm cho lượng hàng cung thị trường trong nước giảm. Cuối cùng khiến tổng cung và tổng cầu mất cân bằng, có thể phát sinh lạm phát.
Một số tác động nổi bật cả lạm phát
Để mà nói thì không phải cứ lạm phát là hình thành tác động xấu cho nền kinh tế. Vì nếu tốc độ này dao động trong khoảng từ 2 – 5% với nước phát triển, dưới 10% với nước đang phát triển thì có thể mang đến những lợi ích tốt cho nền kinh tế như:
- Kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm tình trạng thất nghiệp,…
- Cho phép cơ quan đứng đầu nhà nước có nhiều lựa chọn đối với những công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng để phân phối thu nhập, nguồn lực trong xã hội.
Thế nhưng đây là một công việc khó và khá mạo hiểm vì nếu như không chủ động sẽ phát sinh nhiều hậu quả xấu. Tóm lại lạm phát là một căn bệnh kiểu mãn tính, vừa có lợi lẫn có hại. Nếu như nền kinh tế mà duy trì được, biết cách điều tiết ở mức vừa phải thì nó sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả.
Cách để kiểm soát lạm phát
Có nhiều phương pháp cũng như những chính sách đã và đang được áp dụng để nhằm kiểm soát lạm phát. Trong đó nổi bật có thể kể đến chính là:
- Giảm lưu thông tiền giấy để nhằm giảm tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội
- Phát hành trái phiếu, tăng lãi suất cho tiền gửi, khuyến khích tự do mậu dịch
- Giảm sức ép lên hàng hóa dịch vụ, giá cả,…
- Cân đối ngân sách Nhà nước
- Thi hành những chính sách tài chính thắt chặt, giảm thuế quan
- Cải cách tiền tệ và đi vay viện trợ từ nước ngoài
- Thực hiện những biện pháp hàng hóa từ ngoài vào
- Gia tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để giúp cân đối lượng tiền có ở trong lưu thông
- Tạm thời hoãn những khoản tiền chưa cần thiết
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn nắm bắt được rõ nhất lạm phát là gì, nguyên nhân hình thành và cách kiểm soát hiệu quả.