Giải chấp là một hình thức giải trừ thế chấp tài sản hiện đang ở ngân hàng vay vốn khi đến kỳ hạn thanh toán nhưng khách hàng không có khả năng chi trả. Với những người thường xuyên làm việc với ngân hàng thường đã quen thuộc với việc bán giải chấp. Còn đối với chứng khoán thì bán giải chấp cổ phiếu là gì? Và làm thế nào để nhà đầu tư tránh được tình trạng này xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bán giải chấp là gì?
Bán giải chấp là khi chủ sở hữu tài sản không có khả năng trả được những khoản vay trước thời hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tịch thu khoản tài sản đó của người đi vay. Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách thanh lý các khoản tài sản này của khách hàng càng nhanh càng tốt bằng cách đấu giá tài sản.
Tài sản được giải chấp chỉ khi thanh lý hợp đồng vay, có nghĩa là tài sản thế chấp đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho những khoản vay nợ của khách hàng đi vay với phía ngân hàng. Khi đó, tài sản thế chấp không còn là tài sản đảm bảo cho các khoản vay nữa.
Nói một cách đơn giản thì giải chấp là yếu tố bắt buộc với người đi vay khi đến hạn trả nợ gốc cho phía ngân hàng. Nếu thanh lý hợp đồng không đúng với thời hạn thì sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người vay.
Bán giải chấp cổ phiếu là gì?
Khi công ty chứng khoán bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư nhằm hạ tỷ lệ nợ về mức an toàn theo quy định được gọi là bán giải chấp cổ phiếu. Việc bán giải chấp cổ phiếu thường xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ và giá cổ phiếu rớt xuống dưới mức cho phép của công ty chứng khoán tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa nộp thêm tiền.
Trước khi bán giải chấp cổ phiếu, các công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo đến khách hàng biết trước 1 đến 2 ngày. Nếu không muốn bị bán giải chấp cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ do công ty chứng khoán quy định để đạt mức an toàn tối thiểu.
Ví dụ: Một nhà đầu tư có một tỷ đồng và muốn mua 40.000 cổ phiếu A trị giá 2 tỷ đồng (50.000 đồng/cổ phiếu) sử dụng gói vay của công ty chứng khoán B là 3:7.
Như vậy, công ty chứng khoán B cho khách hàng vay: 2 tỷ x 70% = 1,4 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn: 2 tỷ x 30% = 600 triệu đồng.
Công ty chứng khoán B quy định về tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu phải lớn hơn 30%. Khi thị trường biến động và xuất hiện tín hiệu xấu, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 35.000 đồng/cổ phiếu, lúc đó tổng tài sản của nhà đầu tư còn 35.000 x 40.000 = 1,4 tỷ đồng
Vốn vay của khách hàng chỉ còn: 1 tỷ – (15.000 x 40.000) = 400 triệu đồng
Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản lúc đó là: (400 triệu/1,4 tỷ)x100% = 28,6%. Mức này nhỏ hơn so với quy định tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu. Vì vậy, khách hàng sẽ bị call margin. Tức là lệnh gọi ký quỹ của công ty chứng khoán đề nghị nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.
Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống còn 33.000 đồng/cổ phiếu, tổng tài khoản hiện có là: 33.000×40.000=1.320 triệu đồng.
Vốn của khách hàng lúc này sẽ còn: 1 tỷ – (17.000×40.000) = 320 triệu
Như vậy, lúc này tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là: 320 triệu/1.320 triệu=24%. Khi đó cổ phiếu sẽ bị bán giải chấp.
Khi nào xuất hiện bán giải chấp cổ phiếu
Việc phải bán giải chấp cổ phiếu xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng margin (sử dụng đòn bẩy tài chính). Hiện tại, các công ty chứng khoán đang có nhiều cách thức để xử lý tài khoản margin. Khi thị trường chứng khoán lao dốc hay cổ phiếu nào đó tụt dốc, thường chỉ có một cách duy nhất là bán giải chấp cổ phiếu.
Khi công ty chứng khoán Y công bố cắt margin cổ phiếu A, những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu A (có sử dụng margin) phải lựa chọn: Bán ra hoặc nạp thêm tiền vào tài khoản margin cho công ty chứng khoán, hoặc thực hiện đồng thời cả 2. Thời gian để nhà đầu tư xử lý margin dao động trong khoảng từ 2 đến 5 phiên giao dịch.
Nhà đầu tư cần làm gì để cổ phiếu không bị bán giải chấp
Như vậy bạn đã hiểu bán giải chấp cổ phiếu là gì. Cổ phiếu bị bán giải chấp là điều không ai mong muốn. Khi tài sản bị sụt giảm quá mức quản lý rủi ro sẽ dẫn đến sự can thiệp của công ty chứng khoán. Khi cổ phiếu bị bán giải chấp, các nhà đầu tư đều bị thiệt hại rất nhiều.
Để không bị tình trạng này xảy ra, nhà đầu tư cần phải theo dõi tỷ lệ ký quỹ tài khoản trước những biến động của thị trường mà cụ thể là cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Các chuyên gia tài chính không khuyến cáo nhà đầu tư theo dõi thường xuyên danh mục đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư có số dư ký quỹ lớn thì cần phải theo dõi hằng ngày. Qua đó giúp nhà đầu tư biết được danh mục của mình đang ở đâu, có đang gần chạm mức ký quỹ duy trì an toàn tối thiểu hay không.
Trong đầu tư, chúng ta chỉ nên sử dụng đòn bẩy khi đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Không nên giao dịch ký quỹ vào những cổ phiếu mang tính đầu cơ mà chỉ sử dụng khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên cần áp dụng ở mức độ vừa phải, an toàn cho tài khoản. Trước khi lên kế hoạch đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về tỷ lệ ký quỹ của các công ty chứng khoán.
Trên đây là các thông tin xung quanh về việc bán giải chấp cổ phiếu là gì mà chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc. Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán vốn đòi hỏi tính kỷ luật cao. Trong khi những nhà đầu tư ký quỹ, sử dụng đòn bẩy tài chính càng cần phải xây dựng tính kỷ luật hơn trước khi ra quyết định đầu tư để cổ phiếu không rơi vào tình trạng bị bán giải chấp.
Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới
Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.
Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.
Liên hệ Cố vấn Đầu tư:
- Số điện thoại: 090 440 8006
- Form đăng ký: Phố Đầu Tư