Chứng chỉ tiền gửi là gì? Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi

Để trả lời câu hỏi chứng chỉ tiền gửi là gì một cách đơn giản, thì đây là một hình thức tương tự sổ tiết kiệm. Đây là bằng chứng chứng nhận cho quyền sở hữu của khách hàng với khoản tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng và do ngân hàng phát cho khách hàng đó. Vậy còn quy định về chứng chỉ tiền gửi theo pháp luật là gì, ưu thế và nhược điểm của loại chứng chỉ này ra sao? Hãy cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu ngay dưới đây

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (hay tín chỉ tiền gửi) là bằng chứng chứng nhận về nghĩa vụ trả nợ của một công ty hay tổ chức tín dụng, chi nhánh, ngân hàng đối với khách hàng trong khoảng thời gian nhất định. Và đây cũng chính là câu trả lời cho “Tín chỉ tiền gửi là gì?”.

Trong đó bao gồm các điều kiện khác nhau, đặc biệt là có điều kiện trả lãi. Nói cách khác, chứng chỉ có hình thức tương tự như sổ tiết kiệm.

Chứng chỉ tiền gửi là một hình thức tương tự sổ tiết kiệm

Các loại chứng chỉ tiền gửi

Có 3 loại chứng chỉ tiền gửi mà chúng tôi tin rằng bạn cần biết:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là các giấy tờ phát hành theo hình thức chứng chỉ hay sổ chứng chỉ có ghi tên khách hàng sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là các giấy tờ phát hành theo hình thức chứng chỉ và không có tên khách hàng sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Loại chứng chỉ này không thể thực hiện thao tác nhượng chứng chỉ tiền gửi. Chúng được bán theo mệnh giá niêm yết và phải trả lãi vào ngày đáo hạn.

Các nội dung cần có trên chứng chỉ

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01 quy định, các nội dung cần có trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

  • Tên tổ chức phát hành chứng chỉ
  • Tên gọi chứng chỉ tiền gửi
  • Kí hiệu và số seri
  • Chữ ký của đại diện hợp pháp của công ty tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ và những chữ ký khác do công ty tín tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định
  • Mệnh giá, hạn sử dụng, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán
  • Lãi suất, các phương thức trả lãi, địa điểm thanh toán,…
  • Họ và tên, số Chứng minh nhân dân/CCCD (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực, địa chỉ khách hàng hoặc tên tổ chức, công ty mua
  • Đối với loại kỳ phiếu, tín phiếu, hay chứng chỉ tiền gửi người sở hữu chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cho tổ chức công ty tài chính
  • Các nội dung của kỳ phiếu, tín phiếu, hay chứng chỉ tiền gửi do công ty tín dụng tổ chức chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Các nội dung cần có trên chứng chỉ

Điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi

  • Là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ điều kiện hợp pháp sinh sống và làm việc tại Việt Nam
  • Độ tuổi từ đủ 18 trở lên
  • Đầy đủ giấy tờ minh chứng nhân thân
  • Có tài khoản giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi

Tuỳ vào những ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi có thể đưa ra những yêu cầu khác nhau.

Ưu điểm của kênh đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Những câu hỏi như có nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi hay có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không đó là vì bạn chưa rõ những lợi thế, ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi. Khi đầu tư chứng chỉ tiền gửi, nhà đầu tư nên hiểu rõ những lợi ích mà chứng chỉ tiền gửi mang lại đó là:

  • Tiền gốc và lời được đảm bảo toàn diện trong suốt thời gian gửi tiền tương tự như hình thức gửi tiền tiết kiệm. Từ đó, giúp nhà đầu tư tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
  • Khi đầu tư chứng chỉ gửi tiền thì lãi suất sẽ cao hơn so với gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thông thường.
  • Khách hàng có thể thực hiện chuyển nhượng hay cầm cố chứng chỉ tiền gửi một cách linh hoạt.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét những nhược điểm của loại chứng chỉ tiền gửi này:

Ưu điểm của kênh đầu tư chứng chỉ tiền gửi
  • Khách hàng mua không thể thực hiện thanh toán trước hạn
  • Tính thanh khoản chưa cao
  • Nếu có ý định đầu tư dài hạn thì lãi suất của loại chứng chỉ này không cao

Đầu tư chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?

Đây là câu hỏi thường gặp đối với những nhà đầu tư non trẻ, và câu trả lời là “Có”. Vì đây được xem là loại hình đầu tư có tổ chức an toàn, có sự ký nhận của ngân hàng nước ngoài và các công ty tổ chức tín dụng uy tín.

Bên cạnh đó, chúng còn được quy định và nằm trong sự bảo hộ của Luật pháp. Khách hàng sẽ không rơi vào tình trạng mất tiền khi đầu tư chứng chỉ tiền gửi.

Rủi ro chứng chỉ tiền gửi

Do có rất ít người mua, bạn sẽ rất khó để chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi. Cụ thể, bạn sẽ có hình phạt nếu rút tiền trước khi đáo hạn. Hình phạt này thường là trừ hết lãi suất mà bạn đã để dành được. Thậm chí, nhà đầu tư còn có thể mất 10% tiền gốc của mình.

Tóm lại

Đầu tư trên nền tảng chứng chỉ tiền gửi là một ý tưởng hay, được pháp luật đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả tối ưu nhất dành cho các nhà đầu tư trẻ. Nhưng, bạn cũng không vì vậy mà nên đầu tư ngay. Mà hãy tìm hiểu thật kỹ càng về lợi ích, rủi ro rồi mới quyết định.

Đầu tư trên nền tảng chứng chỉ tiền gửi là một ý tưởng hay

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699