Mô hình CAPM là gì? Ứng dụng mô hình CAPM trong chứng khoán

Trong chứng khoán, việc đánh giá tính thanh khoản và mức lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu tác động rất lớn đến quyết định đầu tư của mỗi người. Vì thế, các công cụ hỗ trợ, những chỉ số kinh tế hay mô hình định giá thường được áp dụng khi phân tích. Trong đó, mô hình CAPM được sử dụng khá phổ biến. Vậy mô hình CAPM là gì? Ứng dụng mô hình CAM trong chứng khoán thế nào? Cùng Phố Đầu Tư tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

CAPM là gì?

CAPM là viết tắt của cụm từ Capital Asset Pricing Model. Đây là mô hình định giá thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro hệ thống của một tài sản cụ thể. CAPM rất phổ biến trên thế giới và được sử dụng chủ yếu trong việc phân tích đánh giá. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán.

Capital Asset Pricing Model được phát triển bởi ba nhà kinh tế học hàng đầu William Sharpe, Jack Treynor và John Lintner. Mô hình này là công cụ đánh giá tài sản, giúp nhà đầu tư xác định được lợi tức kỳ vọng của khoản đầu tư cụ thể.

Thực tế, trong mọi loại hình đầu tư đều tồn tại rủi ro, dựa vào CAPM, nhà đầu tư có thể hiểu được mức lợi nhuận mà họ có thể mong đợi dựa trên mức độ rủi ro giả định.

CAPM là viết tắt của cụm từ Capital Asset Pricing Model

Đánh giá mô hình CAPM

Ưu điểm khi áp dụng mô hình CAPM

CAPM đã được sử dụng rất nhiều trên toàn thế giới nhờ những ưu điểm nổi bật. Đây được đánh giá là công cụ đắc lực, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn cổ phiếu:

  • CAPM dễ áp dụng, bản chất mô hình là một công thức tính toán nên người dùng dễ hiểu và sử dụng.
  • CAPM không giới hạn một danh mục đầu tư cụ thể: Giả định của CAPM là nhà đầu tư có một danh mục đa dạng với mọi loại khẩu vị rủi ro khác nhau.
  • CAPM không bỏ qua yếu tố thị trường, cụ thể như mức độ rủi ro, mức lợi nhuận thực tế của danh mục đầu tư

Nhược điểm mô hình CAPM

Có 2 hạn chế lớn khi sử dụng mô hình CAPM mà nhà đầu tư cần nắm:

Hạn chế về mặt lý thuyết 

  • Đây là mô hình một yếu tố: Tập trung duy nhất vào rủi ro hệ thống khi định giá, trong khi những khoản đầu tư có sự biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều loại rủi ro khác.
  • CAPM là mô hình giai đoạn: Do vậy, CAPM không thể xem xét tác động trong các kỳ tiếp theo cũng như nắm bắt mục tiêu đầu tư của những giai đoạn trong tương lai.
Nhược điểm mô hình CAPM

Hạn chế về mặt ứng dụng mô hình

  • CAPM được sử dụng cho danh mục đầu tư gồm tất cả các loại tài sản, kể cả những loại không thể đầu tư như nguồn vốn con người, tài sản khi nền kinh tế đóng.
  • CAPM sẽ không còn đúng nếu nhà đầu tư thực hiện ủy thác đầu tư, việc đầu tư dưới góc độ của nhiều nhà phân tích, tại nhiều quốc gia khác nhau sẽ tạo ra kỳ vọng lợi nhuận khác nhau cho cùng một tài sản. Điều này trái với giả định của mô hình.
  • Hệ số Beta chỉ là ước tính: Để tính được hệ số này cần nguồn dữ liệu về lợi nhuận ít nhất 3 năm, trong khi CAPM lại là mô hình giai đoạn nên Beta sẽ không thể chính xác. Beta 3 năm sẽ khác 5 năm, Beta ước tính từ lợi nhuận hằng ngày cũng khác với Beta ước tính từ tiền lãi hàng tháng. Như vậy, cùng một tài sản mà mức Beta có thể khác nhau, từ đó kết quả tính của mô hình cũng thay đổi.

Có rất nhiều chỉ trích về mô hình CAPM do sự mơ hồ của dữ liệu khi tính toán. Các yếu tố như lợi nhuận kỳ vọng, lãi suất phi rủi ro, hệ số Beta, … đều sẽ biến động theo thị trường, có yếu tố là do chủ quan của nhà đầu tư, ngay cả khi chúng ta sử dụng dữ liệu thực tế từ thị trường thì kết quả tính cũng không đảm bảo rằng giai đoạn này thị trường sẽ hoạt động tương tự.

Ứng dụng mô hình CAPM

Trong đầu tư chứng khoán, CAPM vẫn là mô hình được yêu thích

Trong đầu tư chứng khoán, CAPM vẫn là mô hình được yêu thích mặc dù nó phụ thuộc quá nhiều vào các giả định. Về ý nghĩ, mô hình CAPM này đóng vai trò quan trọng trong định giá tài sản và mô hình tài chính.

Khi tiến hành phân tích một tài sản cụ thể, nhà đầu tư sẽ sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai. Thực tế, kết quả tính của CAPM sẽ được sử dụng như là chi phí vốn chủ sở hữu trong phương trình tính WACC. Từ đó xác định được giá trị nội tại của cổ phiếu, nếu:

  • Giá trị đang giao dịch trên thị trường thấp hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư nên mua vào.
  • Giá trị giao dịch cao hơn thì nên bán ra để kiếm lời.

Ngoài ra, CAPM còn được ứng dụng để:

  • Ước tính, xác định mức lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư.
  • Đánh giá được hiệu quả của danh mục đầu tư hiện tại.
  • Giúp nhà đầu tư ra các quyết định mua/bán hoặc giữ tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, …
  • Điều chỉnh, thay đổi, xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả.
CAPM là mô hình định giá được sử dụng rộng rãi

CAPM là mô hình định giá được sử dụng rộng rãi, kết hợp hoàn hảo với các phương pháp phân tích khác để đánh giá chứng khoán, từ đó đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn. Ngoài ra, để áp dụng CAPM hiệu quả, bạn cần dành nhiều thời gian để học và luyện tập, có thêm kinh nghiệm để khai thác tốt công cụ này.

Trên đây là những thông tin quan trọng về mô hình CAPM cùng với công thức tính cụ thể. Chúng tôi hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư của bạn.

Giải pháp an toàn cho các nhà đầu tư mới 

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, các nhà đầu tư F0 có thể cải thiện kỹ năng thông qua việc tự học. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp qua Phố Đầu Tư. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây.

Liên hệ Cố vấn Đầu tư: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đặng Thái Vinh

Bậc thầy cố vấn tài chính

Xin chào, phodautu.com có thể giúp gì cho bạn?

Powered by WpChatPlugins
Contact Me on Zalo
0932320699